Hơn 40 tàu chiến của Hải quân Trung Quốc đổ về biển Hoa Đông để tiến hành cuộc tập trận quân sự quy mô lớn trên hôm 7/12. Trước đó lực lượng không quân của nước này cũng tiến hành cuộc tập trận với quy mô tương tự. Động thái này của Trung Quốc diễn ra giữa lúc căng thẳng dâng cao trên bán đảo Triều Tiên đă làm dấy lên nghi vấn về mục tiêu thực sự của Bắc Kinh.
Các binh sĩ Hải quân Trung Quốc tham gia tập trận trên biển Hoa Đông (Ảnh: Weibo)
Theo thông báo trên trang web của Hải quân Trung Quốc, các tàu tham gia tập trận trên biển Hoa Đông thuộc các hạm đội Bắc Hải, Đông Hải, Nam Hải và cuộc tập trận này được tổ chức với mục đích kiểm tra khả năng xử lư t́nh huống khẩn cấp trong mọi điều kiện của lực lượng hải quân.
Hải quân Trung Quốc cho biết cuộc tập trận đă mô phỏng t́nh huống tác chiến thực sự và được thiết kế để kiểm tra khả năng đánh chặn tên lửa từ tàu hộ vệ mang tên lửa dẫn đường. Tham gia tập trận, các tàu chiến được yêu cầu ứng phó với các cuộc tấn công từ tên lửa đa mục tiêu ở khoảng cách cực kỳ thấp.
Trước đó, phát ngôn viên Không quân Trung Quốc Shen Jinke ngày 4/12 thông báo các máy bay của nước này gần đây cũng tham gia cuộc tập trận trên biển Hoàng Hải và Hoa Đông ngay gần bán đảo Triều Tiên. Các máy bay Trung Quốc đă sử dụng “các tuyến đường và khu vực chưa từng bay qua trước đây”.
Các cuộc tập trận của Không quân và Hải quân Trung Quốc diễn ra đúng vào thời điểm Mỹ và Hàn Quốc tiến hành cuộc tập trận quân sự chung kéo dài 5 ngày, bắt đầu từ 4/12, trên bán đảo Triều Tiên. Đây là cuộc tập trận có quy mô lớn nhất từ trước đến nay của liên minh Mỹ - Hàn, quy tụ 230 máy bay và hàng chục ngh́n binh sĩ, với mục đích “nắn gân” Triều Tiên sau vụ thử tên lửa mới nhất của nước này hôm 29/11.
Song Zhongping, người từng giảng dạy tại Quân đoàn pháo binh số 2 thuộc Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) - tiền thân của Lực lượng Tên lửa Trung Quốc ngày nay, nhận định cuộc tập trận cho thấy quyết tâm của Bắc Kinh trong việc nâng cao năng lực đánh chặn tên lửa, cả ở trên đất liền và trên biển.
“Các hệ thống tên lửa của Mỹ chủ yếu đặt trên biển, đóng vai tṛ trọng tâm trong việc mở rộng tầm ảnh hưởng (của Mỹ) ở nước ngoài”, ông Song cho biết.
Các máy bay Mỹ - Hàn tập trận quân sự trên bán đảo Triều Tiên từ ngày 4-8/12 (Ảnh: Reuters)
Theo ông Song, Trung Quốc đang tập trung thử nghiệm khả năng pḥng thủ tên lửa của lực lượng hải quân trong bối cảnh cuộc khủng hoảng hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên đă làm lộ rơ sự hạn chế của các hệ thống pḥng thủ trên đất liền.
Hồi tháng 9, Mỹ đă triển khai hệ thống pḥng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) tại Hàn Quốc. PLA khi đó đă lên tiếng bày tỏ sự quan ngại, cho rằng Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản đang tiến gần hơn tới việc tạo ra “phiên bản mini của NATO” ở châu Á để đối phó với Trung Quốc trong khu vực.
“Cuộc khủng hoảng hạt nhân Triều tiên đă dẫn tới việc một số quốc gia láng giềng với Trung Quốc, bao gồm Triều Tiên, Hàn Quốc và Nhật Bản, cũng sở hữu tên lửa dẫn đường. Nói cách khác, bất kỳ nước nào sở hữu vũ khí hạt nhân cũng đều là mối đe dọa an ninh với Trung Quốc. Để đảm bảo khả năng sẵn sàng tác chiến, Trung Quốc cần tiến hành thêm các cuộc tập trận chống tên lửa trên đất liền, trên biển và trên không”, ông Song nói thêm.
Theo chuyên gia quân sự tại Hong Kong Liang Guoliang, các h́nh ảnh chụp cuộc tập trận hải quân của Trung Quốc cho thấy các tàu chiến của nước này đă thử nghiệm hệ thống pḥng thủ tên lửa tối tân HHQ-10 - đối trọng với hệ thống tên lửa thân xoay RAM của Mỹ.
“Bắc Kinh muốn gửi một thông điệp chính trị rơ ràng tới Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản rằng cuộc tập trận của PLA sẽ tiếp tục diễn ra chừng nào 3 nước trên c̣n tiếp tục tiến hành tập trận trong khu vực”, ông Liang nhận định.
VietBF © sưu tập