Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS đang thất thế ở Trung Đông. Nga đă tuyên bố hoàn toàn thắng lợi tại Syria. Thách thức thời hậu IS hiện nay: Nga nổi lên như một cường quốc có ảnh hưởng lớn ở khu vực, trong khi Mỹ dường như đang loay hoay với những ư đồ.
Tháng Mười vừa qua, tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) vừa mất thành tŕ quan trọng Raqqa, Syria. Cùng với đó, vào giữa tháng Mười Một, khu vực thành thị cuối cùng của IS ở Iraq cũng đă nằm dưới quyền kiểm soát của quân đội nước này.
IS đang thất thủ tại Trung Đông. Điều cấp thiết nhất lúc này chính là ổn định t́nh h́nh khu vực. Tuy vậy, nhiệm vụ này không hề đơn giản khi mà căng thẳng giữa các quốc gia tham chiến ngày càng gia tăng xung quanh định nghĩa của các bên về “ổn định t́nh h́nh”.
Sau IS, dưới đây là 5 thách thức chính mà khu vực này sẽ phải đối mặt:
Căng thẳng Israel – Iran
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu.
Iran và Israel đă có những căng thẳng từ trước đó, đặc biệt là trước thỏa thuận hạt nhân Iran. Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đă thể hiện sự phản đối kịch liệt với thỏa thuận trên và cho rằng, nó chỉ tạo thêm điều kiện cho Iran hoàn tất chương tŕnh hạt nhân của họ.
Hiện nay, nỗi lo về Iran càng gia tăng khi cuộc chiến tại Syria đă đưa lực lượng quân sự của Iran đến gần biên giới của Israel. Ngày 10/11, BBC đưa tin Iran đang xây dựng một căn cứ tại thành phố El-Kiswah, phía Nam Thủ đô Damascus của Syria, chỉ cách quân đội Israel trên cao nguyên Golan 50km. Thêm vào đó là sự gia tăng quân số từ những binh sĩ gốc Iraq và Syria của Hezbollah – lực lượng thân Iran ở Lebanon.
Đối với Israel, viễn cảnh Iran thiết lập một hành lang tới Địa Trung Hải thông qua Iraq và Syria đang trở thành hiện thực, khi cả Baghdad và Damascus đều đang có mối quan hệ tốt đẹp với Tehran.
Trước t́nh h́nh đó, Tel Aviv đă t́m cách đưa ra “lằn ranh đỏ” tại Syria, cảnh báo rằng Tehran phải dời căn cứ của họ ra khỏi khu vực gần biên giới Israel. Trong tương lai, các quyết định của Israel cần được cân nhắc kỹ lưỡng v́ có thể một cuộc không kích của Israel ở Syria có thể dẫn đến một cuộc xung đột lớn với Hezbollah và Iran.
Quan hệ Saudi Arabia – Iran
Quan hệ giữa Saudi Arabia và Iran ngày càng căng thẳng trong vài năm qua. Ngoại trưởng nước này Adel al-Jubeir đă lên án việc Tehran phái các chuyên gia tới giúp phiến quân Houthi ở Yemen, nơi mà Saudi Arabia đang tham chiến.
Sau khi IS thất thủ, mối quan tâm trước tiên của Saudi Arabia chính là loại bỏ tầm ảnh hưởng trong khu vực của Iran và đồng minh của nước này tại Lebanon – Hezbollah.
Hiện nay, Saudi Arabia đang có những sách lược ngoại giao mới khi phái Bộ trưởng các vấn đề vùng Vịnh Thamer al-Sabhan đến Syria vào tháng Mười để thảo luận về kế hoạch tái thiết ở Raqqa, một mối quan tâm lớn ở miền Đông Syria.
Cùng với đó, Riyadh cũng đang nỗ lực để hàn gắn quan hệ với Baghdad bằng việc mở một cửa khẩu biên giới và khai trương chuyến bay đầu tiên giữa hai nước trong ṿng 27 năm vào tháng Mười. Tuy vậy, chiến lược của Saudi Arabia khó có thể đem lại hiệu quả khi quan hệ Iran – Iraq càng trở nên nồng ấm hơn bao giờ hết.
Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ
Mới đây, Thổ Nhĩ Kỳ đă bày tỏ quan ngại về việc thực hiện cam kết ngừng cung cấp vũ khí cho người Kurd ở Syria của Hoa Kỳ.
Thổ Nhĩ Kỳ coi YPG là một nhánh của Đảng Công nhân người Kurd (PKK) – vốn bị Thổ Nhĩ Kỳ coi là một tổ chức khủng bố. PKK từ lâu đă chiến đấu đ̣i độc lập và chống lại chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ. Cùng lúc đó, YPG cũng như Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) lại nhận được nhiều sự trợ giúp từ phía Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố ở Syria.
Trong tương lai, có thể sẽ có một cuộc đụng độ giữa Hoa Kỳ và Thổ Nhĩ Kỳ về vấn đề ở miền Đông Syria khi mà Ankara ngày càng hợp tác chặt chẽ hơn với Moscow và Tehran – đặc biệt là kể từ cuộc trưng cầu độc lập của người Kurd ở miền Bắc Iraq.
Đối thoại Moscow – Ankara là một minh chứng cho nỗ lực để loại bỏ Hoa Kỳ khỏi “bàn cờ Trung Đông”. Trong khi đó, việc vai tṛ của Hoa Kỳ trong khu vực thời hậu IS ngày càng mờ nhạt có thể đặt các đồng minh của Hoa Kỳ ở miền Đông Syria ra ngoài mọi thỏa thuận trong tương lai.
Hoa Kỳ và liên minh Nga – Iran – Thổ Nhĩ Kỳ – Qatar
Sau những biến động chính trị ở Trung Đông, có một khối liên minh đang nổi lên gồm Nga, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ và Qatar. Thời kỳ đầu, Thổ Nhĩ Kỳ và Qatar theo phe ủng hộ lực lượng quân nổi dậy chống chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad trong nhiều năm.
Trong khi đó, Nga và Iran là những đồng minh chính của ông Assad. Tuy nhiên, những biến động trong một năm qua đă làm thay đổi cục diện mối quan hệ giữa các nước này.
Iran và Thổ Nhĩ Kỳ cùng lên tiếng phản đối cuộc trưng cầu dân ư giành độc lập của người Kurd tại Iraq vào ngày 25/9. Qatar đă hoạt động độc lập với Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh và có mối quan hệ không mấy tốt đẹp với Saudi Arabia và UAE về vấn đề ủng hộ Tổ chức Anh em Hồi giáo cũng như kênh truyền h́nh Al-Jazeera.
Cùng với đó, Iran chính là nhà cấp viện trợ lớn nhất cho Qatar kể từ cuộc phong tỏa do Saudi Arabia dẫn đầu. Thổ Nhĩ Kỳ, không đồng t́nh về mối quan hệ giữa Mỹ và lực lượng người Kurd, ngày càng cảm thấy Moscow là địa chỉ tin cậy để thảo luận về Syria.
Đối với Hoa Kỳ, mối liên kết giữa bốn nước này là một viễn cảnh Hoa Kỳ không bao giờ muốn, v́ ông Trump đang muốn xây dựng một liên minh chống Iran bao gồm cả Thổ Nhĩ Kỳ, Iraq và Qatar.
Chính phủ Iraq, Syria và chính quyền của người Kurd
Trong cuộc chiến chống IS, lực lượng người Kurd ở Iraq là một trong những đồng minh chủ chốt của Hoa Kỳ chống lại các phần tử cực đoan. Tại Syria, người Kurd cũng là xương sống của cuộc chiến chống lại IS. Tuy nhiên, trong cả hai trường hợp Hoa Kỳ buộc phải cân nhắc giữa mối quan hệ hiện tại với người Kurd và liên minh truyền thống với Baghdad và Ankara.
Tháng Mười vừa qua, khu vực tự trị người Kurd tại Iraq đă rơi vào khủng hoảng sau khi Baghdad quyết định chiếm lại thành phố Kirkuk với sự hỗ trợ ngầm của Hoa Kỳ và Iran, cùng với đó là cuộc trưng cầu dân ư gây tranh căi ở khu vực này.
Bên cạnh đó, cũng có một dấu hỏi lớn trong mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và người Kurd ở Syria khi cả chính quyền ông Assad lẫn Thổ Nhĩ Kỳ đều gây áp lực lên Washington về vấn đề miền Đông Syria.
Tiến tŕnh Geneva và Nghị quyết 2254 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc kêu gọi một cuộc bầu cử tự do, tuy vậy không thể có bầu cử nào khi quốc gia này vẫn c̣n bị chia rẽ. Chưa rơ lập trường của Hoa Kỳ để giải quyết vấn đề này, nhưng việc từ bỏ bất kỳ đồng minh nào cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến ḷng tin của các quốc gia vào Mỹ.