Vùng Trung Đông vốn đă nóng nay lại thêm nóng. Tổng thống Mỹ Donald Trump như đổ dầu vào rừng khô. Chính Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan ngày 6/12 cảnh báo việc Mỹ công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel sẽ có lợi cho các nhóm khủng bố.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan (phải) trong cuộc họp báo chung với Quốc vương Abdullah II của Jordan tại Ankara, ngày 6/12/2017 (Ảnh: AP)
Erdogan: Mỹ hành động có lợi cho khủng bố
Ông Erdogan phát biểu trong cuộc họp báo chung tại thủ đô Ankara, Thổ Nhĩ Kỳ, sau cuộc hội đàm với Quốc vương Jordan Abdullah.
"Bước đi [của Mỹ] chỉ đúng như những ǵ các nhóm khủng bố trông đợi," tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ nói. "Động thái sai lầm này... sẽ gây ra làn sóng phẫn nộ của công chúng trong toàn bộ thế giới Hồi giáo, phá vỡ nền tảng ḥa b́nh và châm ng̣i cho những căng thẳng cùng xung đột mới trong khu vực."
Vua Abdullah, người được tổng thống Donald Trump đích thân thông báo trước đó qua điện đàm về việc Mỹ tuyên bố công nhận Jerusalem là thủ đô Israel và chuyển đại sứ quán Mỹ từ Tel Aviv về Jerusalem, ủng hộ cảnh báo của tổng thống Erdogan và cho rằng Đông Jerusalem phải trở thành thủ đô của nhà nước Palestine tương lai.
"Không có lựa chọn khác cho giải pháp hai nhà nước," Quốc vương Jordan cho hay. Ông lưu ư rằng "Jerusalem là chia khóa cho bất kỳ thỏa thuận ḥa b́nh nào (giữa Israel và Palestine), và là ch́a khóa cho sự ổn định của toàn khu vực."
Quốc vương Abdullah cho biết ông đă nêu "những lo ngại của chúng tôi (thế giới Hồi giáo và các nước Ả Rập)" với tổng thống Trump, nhấn mạnh t́nh thế hiện nay "bắt buộc phải hành động nhanh chóng" để thống nhất v́ giải pháp cuối cùng cho t́nh trạng của Jerusalem, cùng thỏa thuận ḥa b́nh Israel-Palestine.
"Phải cho phép người Palestine thành lập nhà nước độc lập với Israel, và thủ đô của họ là Đông Jerusalem," nhà vua nói. Ông cảnh báo việc phớt lờ các quyền lợi của người Hồi giáo tại Jerusalem "sẽ chỉ 'đổ thêm dầu vào lủa' cho chủ nghĩa cực đoan và làm tổn hại cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố".
Bên cạnh Jordan và Thổ Nhĩ Kỳ, một đồng minh thân cận khác của Mỹ tại Trung Đông là Saudi Arabia cũng mô tả quyết định của tổng thống Trump là "không thể lư giải, vô trách nhiệm và phi lư". Nước này cũng gọi quyết định thể hiện sự thiên vị lớn (với Israel) và chống lại các quyền lợi của người dân Palestine.
Riyadh cảnh báo trước đó về những "hậu quả nguy hiểm" khi Mỹ quyết định chuyển đại sứ quán tại Israel từ Tel Aviv tới Jerusalem, đồng thời cho rằng hành động như vậy chỉ làm mất vai tṛ trung lập của Mỹ trong tiến tŕnh ḥa b́nh Israel-Palestine.
Người dân Palestine mang cờ và ảnh cố tổng thống Yasser Arafat trong cuộc biểu t́nh phản đối Mỹ công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel, ngày 6/12/2017 (Ảnh: AP)
Thổ Nhĩ Kỳ và Jordan đứng lên giải quyết vấn đề
Bà Nursin Atesoglu Guney, trưởng khoa kinh tế, hành chính và khoa học xă hội tại Đại học Bahcesehir Cyprus, Thổ Nhĩ Kỳ, nói với Arab News rằng quyết định về Jerusalem của chính quyền ông Trump là hồi chuông cảnh tỉnh cho thế giới Hồi giáo về nhu cầu cấp thiết phải đoàn kết trong các vấn đề khu vực.
"Vấn đề ở đây không chỉ là sự vi phạm luật pháp quốc tế, mà c̣n đẩy thế giới đến sự hỗn loạn, có thể khởi đầu bằng các chiến dịch trả đũa (nhằm vào người Do Thái) ở Dải Gaza," bà nói.
"Xét đến vai tṛ quan trọng của cộng đồng người Palestine tại Jordan, Quốc vương Abdullah không thể đứng ngoài cuộc khủng hoảng nhạy cảm đang diễn ra này."
Theo bà Guney, bằng việc đưa ra sáng kiến trong các vấn đề khu vực nhạy cảm như xung đột của người Palestine, vấn đề Jerusalem hay các vùng giảm leo thang ở Syria, Jordan và Thổ Nhĩ Kỳ đang hướng đến trở thành những thế lực có tiếng nói thực sự trong khu vực.
"Bằng cách này, họ cho thấy Mỹ không phải là tác nhân duy nhất trong khu vực, và họ là các lực lượng đối trọng có thể cân bằng quyền lực," bà nói thêm.
Tổ chức hợp tác Hồi giáo (OIC) sẽ triệu tập phiên họp đặc biệt tại Istanbul vào ngày 13/12 tới để đưa ra phản ứng chung với quyết định của chính quyền tổng thống Mỹ Trump về t́nh trạng Jerusalem.