Vietbf.com - Ít nhất có một nhóm người trên thế giới đă không ngạc nhiên sau khi Triều Tiên thử hạt nhân, đó là các chuyên gia của 38 độ Bắc ngồi cách xa 9.600km, mà họ vẫn biết rơ Triều Tiên thử hạt nhân, cho nên nḥm người này khộng thấy bất ngờ.
Ảnh vệ tinh chụp băi thử hạt nhân của Triều Tiên.
Dấu hiệu đặc trưng
Tại văn pḥng của chuyên trang 38 độ Bắc Colorado, cách B́nh Nhưỡng 9.600km, Joseph Bermudez và cộng sự đang chăm chú theo dơi t́nh h́nh Triều Tiên thông qua các bức ảnh vệ tinh thương mại. Những tấm ảnh vệ tinh này giúp Bermudez có thể dự đoán chuẩn xác thời điểm các vụ thử tên lửa tại B́nh Nhưỡng, theo Bloomberg.
Ông cho biết, mọi dấu hiệu thay đổi trên các bức ảnh vệ tinh đều cho thấy những ư nghĩa nhất định, từ sự dịch chuyển phương tiện quân sự, thiết bị kho vận tới điều động nhân lực tới ngọn núi Mantap. Vụ thử hạt nhân hôm 3.9 cũng không khiến các chuyên gia của 38 độ Bắc bất ngờ.
“Chúng tôi đă biết là họ sẽ thử hạt nhân”, Bermudez nói. Các hoạt động bất thường của Triều Tiên tại một trong ba đường hầm chính dẫn vào khu thử nghiệm ở băi thử Punggye-ri đă được phát hiện từ lâu.
Bermudez nói rằng việc cải tạo đường dẫn vào băi thử, số lượng nhiều đột biến các xe chở vật liệu hay công nhân đều bị vệ tinh ghi lại. Đây là dấu hiệu “bằng vàng” giúp họ nhận ra các vụ thử hạt nhân sắp sửa diễn ra.
Để có được những tấm ảnh vệ tinh thương mại, Bermudez đă phải mua h́nh ảnh từ các đơn vị chuyên cung cấp ảnh chụp siêu nét. Vệ tinh của các tập đoàn như Digital Globe hay Airbus thường xuyên bay qua các điểm nhạy cảm ở khu thử Punggye-ri, Yongbyon hay xưởng đóng tàu của Triều Tiên vài lần một ngày.
Đường dẫn vào khu vực băi thử Punggye-ri.
Dựa vào các tấm ảnh siêu nét, các chuyên gia có thể hiểu chính xác chuyện ǵ đang xảy ra dưới mặt đất. Những thay đổi rất nhỏ, kể cả về nhiệt độ, cũng được ghi lại chi tiết. Với độ sắc nét 30 cm/pixel, các chuyên gia có thể biết được đâu là nhà cửa, đường sá, xe quân sự. Dù vậy, ảnh vệ tinh không nhận diện được mặt người dưới đất.
“Chúng tôi nhận ra quy luật là các đường hầm thường được đào khoét trước mỗi vụ thử hạt nhân”, Bermudez nói. “Họ đưa thêm thiết bị vào hầm và sẽ có nhiều công nhân xuất hiện quanh khu vực này”. Kết cấu đá hoa cương tại núi Mantap được xem là phù hợp để chịu các sức ép khủng khiếp từ vụ nổ hạt nhân trong núi.
Tại Trung tâm Nghiên cứu Chống phổ biến vũ khí James Martin, Lewis và cộng sự đă xây dựng được h́nh ảnh 3D các hầm ngầm trong núi Mantap. Sau nhiều năm nghiên cứu ảnh vệ tinh, các chuyên gia nhận thấy dấu hiệu rơ ràng nhất trước khi Triều Tiên thử hạt nhân là mọi hoạt động ở băi thử Punggye-ri đột ngột dừng lại. Lúc này, toàn bộ binh sĩ, thiết bị sẽ được rút khỏi hiện trường.
“Đây là đặc điểm cho thấy mọi việc đă xong và họ chuẩn bị khai hỏa”, Jack Liu, chuyên gia công nghệ, nói. Những đường hầm đào sâu trong núi Mantap giúp Triều Tiên có thể kích nổ các thiết bị hạt nhân bất kể thời gian.
Khó khăn bủa vây
Triều Tiên bắn thử tên lửa tầm trung.
Những chuyên gia từ trang 30 độ Bắc giúp thế giới hiểu hơn về hoạt động hạt nhân của Triều Tiên, đồng thời giúp mọi người b́nh tĩnh hơn trước các lời đe dọa hủy diệt của B́nh Nhưỡng. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng hành động “nh́n ảnh đoán t́nh h́nh” này là chưa đủ.
Lewis nói rằng ngoài ảnh vệ tinh, họ phải có kiến thức về Triều Tiên. Kinh nghiệm văn hóa, tuyên truyền và các thông điệp bên trong của Triều Tiên sẽ giúp phương Tây hiểu hơn về những ǵ đang diễn ra trong thực tế.
Khó khăn nhất với các nhà nghiên cứu chính là “đây không phải là một môn khoa học chính xác”, Jenny Town, biên tập viên trang 38 độ Bắc, nói. “Khi nh́n thấy đốm sáng trên đường ray, chúng tôi nghĩ đó là toa xe lửa, nhưng hầu như không thể chắc chắn”.
Triều Tiên đang ngày đêm t́m cách che giấu các hoạt động thử hạt nhân của ḿnh bằng sơn và lưới ngụy trang, mô h́nh hoặc xây dựng lúc ban đêm. Ngoài ra, mây mù, mưa gió có thể cản trở tầm nh́n của vệ tinh.
Mục tiêu của Triều Tiên là sản xuất được tên lửa liên lục địa bắn tới đất Mỹ.
Hiện tại, một số dấu hiệu rơ rệt hơn mà Triều Tiên không thể giấu được. Sau vụ thử hạt nhân lần thứ 6 hồi tháng 11 vừa qua, khu vực đường hầm chưa từng sử dụng xuất hiện nhiều dấu hiệu bất thường. Điều này cho thấy khả năng Triều Tiên đang chuẩn bị một vụ thử mới. Một số chuyên gia cho rằng núi Mantap đă tới ngưỡng và không thể chịu đựng thêm một vài vụ nổ hạt nhân nữa. Khi đó, núi sẽ sập xuống, phun ra đám mây phóng xạ khổng lồ và gây ra thảm họa.
Dù vậy, chuyên gia Lewis khẳng định núi Mantap có sập cũng khó ngăn cản Triều Tiên tiếp tục thử hạt nhân. Mục tiêu cuối cùng của họ là tên lửa đạn đạo bắn tới đất Mỹ. “Giờ không thể ngăn cản chương tŕnh tên lửa của Triều Tiên”, Lewis cảnh báo. “Sớm hay muộn, họ sẽ có tên lửa đạn đạo liên lục địa gắn được bom hạt nhân và có tầm bắn tới đất Mỹ”.