Trong khi các đối thủ châu Âu vật lộn t́m kiếm các ngân hàng để cấp vốn cho các tham vọng của họ th́ Trung Quốc lại đang đổ hàng tỷ USD vào các dự án do nước này dẫn đầu tại Iran, thâm nhập sâu vào nền kinh tế quốc gia Trung Đông.
Một tàu vận tải của Trung Quốc tại Tehran (Ảnh: EPA)
Chính phủ Iran cho biết, sau khi các lệnh trừng phạt hạt nhân được dỡ bỏ 2 năm trước, Iran đang thu hút nguồn vốn chưa từng có từ Trung Quốc cho mọi dự án, từ đường sắt cho tới bệnh viện. Tập đoàn CITIC của chính phủ Trung Quốc gần đây đă thiết lập một gói tín dụng trị giá 10 tỷ USD và Ngân hàng Phát triển Trung Quốc đang cân nhắc cấp thêm 15 tỷ USD.
“Họ (các công ty phương Tây) tốt hơn là đến Iran sớm, nếu không Trung Quốc sẽ vượt mặt”, Ferial Mostofi, người đứng đầu Ủy ban đầu tư thuộc Pḥng thương mại Iran, cho biết bên lề cuộc gặp đầu tư Iran-Italy tại Rome.
Nguồn vốn của Trung Quốc, cho tới nay là các khoản đầu tư lớn nhất so với bất kỳ quốc gia nào tại Iran, đối lập hoàn toàn với t́nh trạng tài chính eo hẹp mà các nhà đầu tư phương Tây đối mặt kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump phản đối thỏa thuận hạt nhân Iran của các cường quốc, làm bùng phát những lo ngại rằng các lệnh trừng phạt có thể bị tái áp đặt.
Giới chức Iran cho hay các thỏa thuận nằm trong sáng kiến “Vành đai và Con đường” trị giá 124 tỷ USD của Bắc Kinh, vốn nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng mới - từ các đường cao tốc, đường sắt cho tới các cảng và nhà máy điện - giữa Trung Quốc và châu Âu để mở đường cho việc tăng cường thương mại.
Một nguồn tin tại Trung Quốc biết rơ về quỹ tín dụng của CITIC, vốn được thông qua vào tháng 9, đă gọi đó là “một thỏa thuận có ư nghĩa chiến lược”. Nguồn tin này từ chối cung cấp thông tin về các dự án được cấp vốn, nhưng báo chí Iran cho biết nguồn vốn được dành cho các dự án vận tải, môi trường, năng lượng và quản lư nguồn nước.
Một nguồn tin tại Ngân hàng trung ương Iran cho biết các khoản vay trong quỹ trên cơ bản sẽ được cấp bằng tiền euro và tiền nhân dân tệ.
Ngân hàng Phát triển Trung Quốc đă kư một biên bản ghi nhớ đối với nguồn đầu tư trị giá 15 tỷ USD, hăng tin IRNA của Iran cho biết hôm 15/9.
Trung Quốc vung tiền đầu tư
Với dân số khoảng 80 triệu người và có tầng lớp trung lưu đông đảo, Iran có tiềm năng để trở thành một cường quốc kinh tế trong khu vực. Nhưng do nguy cơ lệnh trừng phạt treo lơ lửng, ngày càng có nhiều nhà đầu tư nước ngoài muốn Tehran đưa ra các đảm bảo tối cao để bảo vệ họ trong trường hợp các dự án bị dừng đột ngột.
Quan hệ kinh tế giữa Iran và Italy, đối tác thương mại lớn nhất châu Âu, đă bị ảnh hưởng.
Công ty đường sắt nhà nước của Italy Ferrovie dello Stato là một bên tư vấn trong việc xây dựng tuyến đường sắt cao tốc bắc nam giữa Tehran tới Isfahan qua thành phố Qom do Tập đoàn xây dựng đường sắt Trung Quốc thực hiện.
Công ty Italy cũng kư một hợp đồng riêng rẽ nhằm xây dựng một tuyến đường sắt từ Qom tới Arak nhưng cần khoản vốn 1,2 tỷ USD. Mặc dù được sự hỗ trợ của hăng bảo hiểm xuất khẩu của Italy hỗ trợ, Ferrovie dello Stato nói vẫn cần một sự đảm bảo tối cao.
“Chúng tôi đang sắp kết thúc các cuộc đàm phán và chúng tôi lạc quan về sự tiến triển”, Riccardo Monti, Chủ tịch talferr, một công ty xây dựng của Italy, cho biết và nói thêm rằng nguồn vốn sẽ được quyết định vào tháng 3 năm tới.
Trong khi đó, lời hứa của cựu Thủ tướng Italy Matteo Renzi tại Tehran hồi năm ngoái nhằm tăng cường thương mại với một gói tín dụng trị giá 4 tỷ USD từ hăng đầu tư nhà nước của Italy giờ đây đă chết yểu, một nguồn tin tại Italy cho biết.
Một vài ngân hàng châu Âu đă tăng cường quan hệ thương mại với Iran trong năm nay, khi Oberbank của Áo đă dạt được một thỏa thuận tài chính với Iran hồi tháng 9.
Hàn Quốc cũng chứng tỏ là một nhà đầu tư triển vọng, khi ngân hàng Eximbank của Seoul kư một gói tín dụng trị giá 8 tỷ USD cho các dự án tại Iran hồi tháng 8.
Nhưng Trung Quốc vẫn vượt trội.
Valerio de Molli, người đứng đầu tổ chức tư vấn Italy European House Ambrosetti, đánh giá rằng Trung Quốc giờ đây chiếm hơn gấp đôi thị phần tổng thương mại của Iran với EU.
“Giờ đến lúc phải hành động, nếu không các cơ hội được nuôi dưỡng cho tới nay sẽ biến mất”, de Molli nói.
Giới chức Iran tham dự cuộc họp tuần này tại Rome đă t́m cách thúc giục các công ty châu Âu và các ngân hàng của họ hành động bằng cách nói về các khoản đầu tư và nguồn vốn của Trung Quốc.
“Con tàu đang di chuyển về phía trước. Thế giới rộng hơn nhiều nước Mỹ”, Fereidun Haghbin, tổng giám đốc về các vấn đề kinh tế tại Bộ Ngoại giao Iran nói.
Một số quan chức Iran vẫn lo ngại rằng đầu tư có thể không cân xứng và đang t́m kiếm các cách thức nhằm duy tŕ các mối liên hệ đầu tư với phương Tây.
Pḥng thương mại Iran đang khuyến khích các công ty phương Tây cân nhắc chuyển giao công nghệ như một cách nhằm đạt được sự cân bằng trong các dự án tại Iran thay v́ chỉ tập trung vào vốn.
Pḥng thương mại Iran cũng đang t́m cách được phê chuẩn một quỹ đầu tư hải ngoại, có thể tại Luxembourg, như một cách gián tiếp để người nước ngoài có thể đầu tư vào Iran, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Tuy nhiên, giờ đây các công ty lớn của phương Tây vẫn trong t́nh trạng “lúng túng như gà mắc tóc”.
Công ty năng lượng Ansaldo Energia của Italy, hiện do nhà đầu tư CDP kiểm soát và thuộc sở hữu một phần của Tập đoàn Điện Thượng Hải, đă hoạt động tại Iran được 70 năm.
Chủ tịch của tập đoàn này, Giuseppe Zampini, nói với Reuters tại hội nghị ở Rome rằng có nhiều cơ hội cho những hợp đồng mới, nhưng tay của ông giờ đây đang bị trói, một phần là bởi các quỹ của Ansaldo giờ đây cũng nằm trong tay các nhà đầu tư Mỹ.
“Cứ như thể chúng tôi đang mất mát thứ ǵ đó”, ông Zampini nói.
VietBF © sưu tập