Ông là một cựu chỉ huy quân sự, đă 72 tuổi và kháng án nhưng thất bại. Ông đă uống thuốc độc tự tử ngay trước mặt thẩm phán. Ông không phục trước phán quyết của toà với cáo buộc ông là tội phạm chiến tranh.
Slobodan Praljak, sinh ra ở Capljina, một thị trấn nhỏ ở Bosnia-Herzegovina gần biên giới Croatia. Trước khi gia nhập và trở thành một vị tướng quân đội Croatia năm 1991, ông từng là nhà sản xuất phim và làm truyền h́nh, cũng đă từng là một giảng viên tại Zagreb. Sau cuộc chiến tranh Bosnia hai thập kỷ trước, Praljak là một trong 6 nhà chính trị người Croatia đă bị kết án tù v́ tham gia vào một chiến dịch nhằm loại bỏ người Hồi giáo khỏi nhà nước Bosnia Croat ở Bosnia vào đầu những năm 1990.
Tại phiên ṭa diễn ra ở The Hague – Hà Lan, ngày hôm 29/11, Slobodan Praljak đă uống dung dịch màu đen từ một chiếc lọ nhỏ và hét lên “Tôi không phải là tội phạm chiến tranh”, “Tôi phản đối sự kết án này”. Sự việc diễn ra ngay sau khi thẩm phán phúc thẩm tại ṭa án h́nh sự quốc tế về Nam Tư cũ giữ nguyên bản án 20 năm tù đối với ông. Trước đó, Praljak lĩnh bản án này từ năm 2013.
Luật sư của Praljak sau đó hét lên: “Thân chủ của tôi nói rằng ông ấy đă uống thuốc độc”. Một khoảng thời gian sau, các xe cứu thương đến hiện trường và một chiếc trực thăng cứu hộ bay treo lơ lửng bên ngoài ṭa án.
Một số nhân viên cứu hộ khẩn cấp chạy nhanh vào ṭa nhà mang theo các thiết bị trong ba lô, trong khi các quan chức ṭa án kêu gọi b́nh tĩnh.
Một lính canh sau đó nói với các phóng viên rằng Praljak vẫn c̣n sống và đang ‘nhận được sự chăm sóc y tế’.
Tuy nhiên, dịch vụ truyền h́nh của nhà nước Croatia sau đó nói rằng Praljak đă qua đời tại bệnh viện ở Hà Lan, trích dẫn một nguồn tin thân cận.
Thẩm phán Agius tuyên bố tạm dừng phiên ṭa và giữ ṭa án như một hiện trường vụ án.
Cảnh sát Hà Lan cũng cho biết một cuộc điều tra đă được đưa ra, nhưng sẽ không tiết lộ liệu Praljak c̣n sống hay đă chết.
Trong cuộc chiến, ban đầu Bosnian Croats và người Hồi giáo từng là đồng minh chống lại người Serbs nhưng sau đó đă nội chiến lẫn nhau trong 11 tháng kể từ năm 1993-1994.
Praljak, một chính trị gia Croatia và là tổng tư lệnh của Quân đội Croatian, đă chỉ huy các lực lượng Bosnia Croat được gọi là HVO từ tháng 7 đến tháng 11/1993. Trong thời gian này, Praljak và những người cùng phe đă cố gắng thành lập “Cộng ḥa Croatia Herzeg-Bosnia” – một khu vực sắc tộc thiểu số Croatia, lấy thành phố Mostar là thủ đô. Nước Cộng ḥa Herzeg-Bosnia sau đó đă được Croats Bosnia tuyên bố thành lập vào năm 1993, nhưng như là một phần của hiệp định ḥa b́nh vào năm 1994, nó đă hợp nhất với Liên bang Bosnia và Herzegovina như chúng ta biết ngày nay.
Trong những tội trạng của Praljak, tội phá hủy cầu Mostar từ thế kỷ 16 vào tháng 11/1993 được coi là đặc biệt nghiêm trọng, thẩm phán trong phiên ṭa đầu tiên nói rằng ‘gây ra thiệt hại không cân xứng cho dân số Hồi giáo’. Một biểu tượng của sự tàn phá trong chiến tranh Bosnia, chiếc cầu từ thời Ottoman sau đó được xây dựng lại.
Chiến tranh Bosnia là cuộc xung đột vũ trang quốc tế xảy ra tại Bosnia và Herzegovina (tại vùng Balkan, Đông Nam Âu) từ tháng 4/1992 đến tháng 12/1995, sau khi liên bang Nam Tư tan ră. Đă có 100.000 người thiệt mạng trong chiến tranh. Cuộc nội chiến ở Bosnia chấm dứt bằng hiệp định ḥa b́nh kư tại Dayton. Bosnia và Herzegovina chính thức trở thành một quốc gia độc lập với hai thực thể tự trị là Cộng hoà Serbia với Liên bang Bosnia và Herzegovina.