Vietbf.com - Các nhà khoa học thế giới đang "nín thở" trước vụ núi lửa Agung có thể phun trào, lặp lại kịch bản phun trào cách đây 54 năm (1963) khiến hơn 1.000 người thiệt mạng, cho nên các chuyên gia cảnh báo, nó có thể phát nổ khủng khiếp, vì ngọn núi lửa Agung cao nhất ở Bali đang phun những cột tro bụi cao 4000m lên không trung.
Hình ảnh núi lửa Agung phun trào bụi nóng. Video: Lynn Marceau/Twitter
Nằm ngày trên vành đai lửa Thái Bình Dương, Indonesia có gần 130 núi lửa đang hoạt động, nhiều hơn bất kỳ nước nào khác.
Người phát ngôn của cơ quan thiên tai Indonesia Sutopo Purwo Nugroho nói với các phóng viên hôm thứ Hai rằng "Hoạt động núi lửa đang gia tăng, và những cơn chấn động đang ngày càng trở nên phổ biến".
Những gì mà núi lửa Agung đang thể hiện cho thấy điều đó và khiến người dân đảo Bali và giới khoa học lo lắng hơn bao giờ hết.
"Núi lửa Agung có thể gây nên vụ nổ kinh hoàng"
Theo Trung tâm Nghiên cứu núi lửa và Giảm nhẹ nguy cơ Địa chất (CVGHM), thuộc Cơ quan địa chất của Indonesia, núi lửa Agung tại đảo Bali có sự bất ổn ngày càng tăng về địa chất từ cách đây 6 tuần, có dấu hiệu đầu tiên từ ngày 10/8/2017, và bắt đầu phụt tro bụi từ ngày 25/11/2017.
Tính cho đến thời điểm hiện nay, Trung tâm này đã nâng mức cảnh báo cao nhất (mức 4) và yêu cầu sơ tán hàng trăm nghìn người dân khỏi khu vực có nguy cơ bị ảnh hưởng (ít nhất phải cách 8 đến 10km tính từ núi lửa Agung), vì theo chuyên gia nước này, mức độ ảnh hưởng của núi lửa thức giấc có thể còn rộng hơn.
Hình ảnh Agung phụt cột khói cao 4000m lên không trung. Ảnh: Anadolu Agency/Getty Images
Trong khi đó, các nhà khoa học thế giới đang "nín thở" trước vụ núi lửa Agung có thể phun trào, lặp lại kịch bản phun trào cách đây 54 năm (1963) khiến hơn 1.000 người thiệt mạng.
"Agung đang bước sang giai đoạn tiếp theo, phun trào mắc-ma mạnh mẽ, có khả năng gây nên vụ nổ lớn kinh hoàng.", nhà địa chất học Mark Tingay thuộc trường Đại học Adelaide (Australia) cho biết.
"Tuy nhiên, không loại trừ khả năng núi lửa Agung sẽ lắng lại, giống như năm 1989 khi nó phụt khí ra, và năm 2007 khi miệng núi lửa phồng lên sau đó lại giảm dần và không phun trào nữa.", ông Mark Tingay nói thêm.
Theo Heather Handley, chuyên gia về núi lửa thuộc trường Đại học Macquarie (Australia): "Hiện tại, rất khó để dự đoán chính xác thời điểm Agung phun trào và có phun trào mạnh hơn so với vụ thức giấc năm 1963 hay không. Vì vụ nổ còn phụ thuộc vào các loại khí (như hơi nước, CO2 và SO2) đóng vai trò như quả bong bóng đẩy lượng mắc-ma khỏi miệng núi lửa nữa."
Sự bất ổn hiện tại của Agung đang được CVGHM giám sát chặt chẽ nhằm đưa ra cảnh báo sớm nhất đến người dân và chính quyền đảo. Trung tâm này đã đưa bản đồ dự đoán những khu vực sẽ bị ảnh hưởng:
Hình ảnh dựng về những khu vực có thể bị ảnh hưởng nếu núi lửa Agung phun trào nham thạch. Nguồn: CVGHM
Tại sao Agung phun trào lại nguy hiểm?
Nằm ở độ cao 3.142m, Agung là đỉnh núi cao nhất Bali, Indonesia, cách Singapore khoảng 1.700 km. Agung là loại núi lửa hình chóp, được tạo thành từ nhiều lớp dung nham và tro.
DW cho hay, nếu dung nham của Agung có độ nhớt cao (trong thành phần chứa nhiều silica, nhôm, kali, natri, và canxi) thì có thể gây nên một vụ nổ rất lớn, tiếp theo có thể gây phun trào mắc-ma nhiều lần trong nhiều ngày.
Những mối nguy dễ nhìn thầy nhất nếu Agung phun trào, bao gồm:
- Trực tiếp nhất là những dòng mắc-ma nóng đến hàng nghìn độ C (1), tiếp theo là những đám mây khí nóng, tro và các mảnh vụn đá lao xuống các sườn núi với vận tốc khủng khiếp 113 km/giờ.
- Tiếp đến, mối nguy hiểm lớn nhất đến từ một vụ núi lửa phun trào là dòng bùn nóng rẫy (2) (gọi là lahars). Dòng bùn nóng này là kết quả của những tro bụi, vật chất từ núi lửa kết hợp với mưa lớn tạo thành (Indonesia thường xuyên có mưa). Dòng bùn nặng và nóng có thể cuốn nhà cửa và cầu ở khu vực bên dưới.
- Ngoài ra, những cột tro bụi (3) từ vụ nổ núi lửa có thể cao tới hơn 20km, nhanh chóng tạo thành "tấm chăn" dày bao phủ bầu trời, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người và khí hậu.
- Thêm vào đó, những đá vụn (4) có kích thước lên đến 10cm phụt ra từ một trận núi lửa phun trào (mà giới khoa học gọi là "bomb" có thể gây chết người và hư hỏng công trình trong khu vực mà nó phát tán.
Những mối nguy chết người nếu Agung phun trào. Nguồn: GFZ
Với những mối nguy này, không chỉ Indonesia mà nhiều nhà khoa học trên thế giới đều đang lo lắng. Hy vọng, núi lửa này sẽ lại yên giấc như trường hợp của năm 1989 và 2007.
Trước đó, Agung đã có nhiều vụ phun trào trong quá khứ, trung bình một vụ phun trào nổ mỗi thế kỷ. Vụ nổ cuối cùng xảy ra vào năm 1963, dẫn đến cái chết của hơn 1.000 người trong vùng lân cận gần đó.