Chiến lược 4 tỷ USD mới của Mỹ đối phó tên lửa Triều Tiên. Vấn đề Triều Tiên vẫn khiến nhiều nước trong khu vực và trên thế giới đau đầu. Mỹ đang nỗ lực t́m cách đối phó bán đảo Triều Tiên khi mối đe doạ ngày càng lớn dần.
Một cuộc thử nghiệm tên lửa đánh chặn tầm xa được thực hiện ở căn cứ không quân Vandenberg tại California. Ảnh: Reuters.
Lo lắng trước viễn cảnh hệ thống pḥng thủ tên lửa hiện nay không thể bảo vệ các thành phố Mỹ trước mối đe dọa từ tên lửa đạn đạo Triều Tiên, chính quyền Tổng thống Donald Trump đang mở rộng chiến lược pḥng vệ, tính đến cả việc ngăn chặn tên lửa của B́nh Nhưỡng trước cả khi nó ra khỏi không phận Triều Tiên, theo New York Times.
Chiến lược tiếp cận mới, xuất hiện trong một bản yêu cầu khẩn cấp gửi lên quốc hội Mỹ về gói ngân sách 4 tỷ USD nhằm đối phó với Triều Tiên, bao gồm một số biện pháp như tăng cường tấn công mạng để can thiệp vào hệ thống điều khiển của Triều Tiên trước khi tên lửa rời bệ phóng hay triển khai chiến đấu cơ, máy bay không người lái bắn hạ chúng. Mạng lưới pḥng thủ tên lửa ở Bờ Tây, Mỹ, cũng sẽ được củng cố pḥng trường hợp những biện pháp can thiệp trước đó đều thất bại.
Các quan chức quốc pḥng cùng những nhà khoa học hàng đầu và các thành viên cấp cao quốc hội Mỹ miêu tả những nỗ lực tăng cường này chủ yếu nhằm đối phó với tiến độ nhanh chóng của Triều Tiên trong việc phát triển tên lửa đạn đạo xuyên lục địa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân đủ sức vươn tới lục địa Mỹ.
"Đây là một nỗ lực toàn lực", thượng nghị sĩ Jack Reed, thành viên cấp cao Ủy ban Quân vụ Thượng viện, người vừa trở về Mỹ hồi tháng trước sau một chuyến đi tới Triều Tiên dài ngày, cho hay. Theo ông, Washington cần làm nhiều hơn nữa để chống lại các mối đe dọa từ B́nh Nhưỡng. "Chúng ta không thể chỉ dựa vào một giải pháp duy nhất", ông nhấn mạnh.
Chiến lược mới
Nhiều năm qua, giải pháp duy nhất của Mỹ đối phó tên lửa Triều Tiên là hệ thống đánh chặn đặt tại Alaska và California, nhắm mục tiêu vào bất kỳ tên lửa tầm xa nào vươn tới lục địa Mỹ, t́m cách tiêu diệt chúng trong giai đoạn tái xâm nhập khí quyển.
Hiệu quả của phương pháp trên đến nay vẫn chưa rơ ràng dù chính phủ Mỹ đă đổ vào nó đến hơn 100 tỷ USD. Những hệ thống tên lửa đặt trên các tàu ngoài khơi bán đảo Triều Tiên và đặt tại Hàn Quốc có thể chống lại các tên lửa tầm trung nhưng không phải nhắm tới Mỹ.
Tổng thống Trump từng ca ngợi hệ thống pḥng thủ tên lửa hiện tại, khẳng định rằng nó "đủ khả năng chặn đứng 97% tên lửa" nhắm vào Mỹ, song các chuyên gia về kiểm soát vũ khí khẳng định lời tuyên bố trên hoàn toàn sai.
Trong các cuộc thử nghiệm thực hiện với điều kiện lư tưởng nhất, những tên lửa đánh chặn ở Alaska và California có tỷ lệ thất bại tới 50%. Lầu Năm Góc cảnh báo các quan chức chính quyền rằng Triều Tiên sẽ sớm có đủ tên lửa tầm xa để phóng hàng loạt, đi kèm cả những đầu đạn mồi bẫy, khiến vấn đề càng trở nên phức tạp. V́ vậy, yêu cầu phải xây dựng những hệ thống bảo vệ mới là vô cùng cấp bách.
V́ thế, chính quyền Mỹ lên kế hoạch đổ hàng trăm triệu USD vào hai phương pháp tiếp cận khác. Chúng đều đang trong giai đoạn thử nghiệm.
Phương pháp đầu tiên sử dụng các vũ khí trên không gian mạng để can thiệp vào quá tŕnh phóng tên lửa của Triều Tiên trước cả khi nó diễn ra. Phương pháp thứ hai là một cách tiếp cận mới, nhắm tới tiêu diệt tên lửa trong giai đoạn "tăng tốc", khi chúng c̣n di chuyển chậm và có thể xác định rơ ràng.
"Họ đang xem xét tất cả các khả năng", Thomas Karako, chuyên gia cấp cao tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) ở Washington, nhận xét. "Bạn chắc chắn sẽ thấy nhiều lựa chọn hơn được đưa ra trên bàn thảo luận".
Mỹ ba thập kỷ qua vẫn phát triển các biện pháp can thiệp quá tŕnh phóng trên không gian mạng. Tuy nhiên, nhiệm vụ trở nên khó khăn hơn bao giờ hết đối với Triều Tiên. Nó đ̣i hỏi các chuyên gia phải can thiệp vào công đoạn sản xuất tên lửa, điều khiển khai hỏa và hệ thống dẫn đường. Trong khi đó, ở Triều Tiên, Internet được sử dụng hăn hữu và họ cũng có rất ít kết nối với thế giới bên ngoài.
Tên lửa tầm trung Musudan của Triều Tiên có tầm bắn 2.500 - 4.000 km. Ảnh: CNN.
Trong một chiến dịch phát động hồi năm 2014, Mỹ đă tiến hành can thiệp điện tử nhằm làm chậm quá tŕnh thử nghiệm mẫu tên lửa tầm trung Musudan của Triều Tiên. Song nỗ lực thầm lặng trên không cho ra những kết quả rơ ràng.
Tỷ lệ thử nghiệm tên lửa Musudan thất bại lên tới 88% nhưng không rơ bao nhiêu phần trăm trong số này là do các cuộc tấn công mạng từ Mỹ. Lănh đạo Triều Tiên Kim Jong-un lúc bấy giờ ra lệnh thay đổi thiết kế tên lửa. Kể từ đó, các cuộc thử nghiệm bắt đầu thành công nhiều hơn.
Thực tế trên làm dấy lên những câu hỏi khó về tính hiệu quả của các loại vũ khí tấn công mạng, bất chấp việc chính phủ Mỹ đă đổ hàng tỷ USD vào nó.
"Chúng ta đặt ra rất nhiều mục tiêu tấn công", Michael Sulmeyer, giám đốc Dự án An ninh Mạng tại Đại học Harvard, cựu quan chức Bộ Quốc pḥng Mỹ, nói. "Nhưng thực sự khó để đạt được những tác động mà ta mong muốn vào thời điểm chúng ta mong muốn".
Các văn bản tŕnh lên quốc hội c̣n đề xuất về việc "gia tăng đầu tư" vào "pḥng thủ tên lửa giai đoạn tăng tốc". Mục tiêu của phương pháp này là tiêu diệt tên lửa tầm xa địch ở giai đoạn nó dễ bị tổn thương nhất, khi động cơ đẩy đang hoạt động và đầu đạn chưa được triển khai.
Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ James Mattis cũng đang xem xét các biện pháp gia cố hệ thống pḥng thủ tên lửa dựa trên các công nghệ có sẵn và có thể triển khai nhanh chóng.
Một ư tưởng trong số đó là sử dụng các chiến đấu cơ tàng h́nh như F-22 hay F-35 xuất kích từ những căn cứ không quân gần bán đảo Triều Tiên như ở Hàn Quốc hay Nhật Bản, can thiệp sớm vào giai đoạn B́nh Nhưỡng phóng tên lửa.
Các chiến đấu cơ kể trên sẽ mang theo những tên lửa không đối không truyền thống, dùng chúng để phá hủy tên lửa tầm xa Triều Tiên sau khi chúng vừa được khai hỏa. Nhưng làm vậy, những máy bay Mỹ phải tiếp cận rất gần Triều Tiên, làm gia tăng khả năng chúng bị bắn hạ.
Một nhược điểm của phương pháp pḥng thủ tên lửa giai đoạn tăng tốc là thời gian phản ứng quá ngắn bởi các tên lửa tầm xa đốt cháy động cơ chỉ trong khoảng 5 phút. Ngoài ra, nó c̣n tiềm ẩn nguy cơ khiến Triều Tiên có hành động trả đũa.
"Bạn phải đưa ra quyết định bắn hạ mục tiêu khi nó c̣n đang trong lănh thổ của quốc gia khác", tướng không quân John E. Hyten, tư lệnh Bộ Chỉ huy Chiến lược Mỹ, lưu ư. "Và nếu bạn nhầm, nếu bạn bắn trượt th́ sao?".
Một máy bay không người lái của Mỹ. Ảnh: General Atomics .
Để khắc phục nhược điểm trên, một đề xuất được đưa ra là Mỹ sẽ điều động các máy bay không người lái tuần tra trên biển Nhật Bản. Khi phát hiện dấu hiệu Triều Tiên chuẩn bị khai hỏa, những người vận hành máy bay không người lái từ xa sẽ khóa tên lửa tầm nhiệt nhằm vào các tên lửa Triều Tiên và tiêu diệt chúng.
Cơ quan Pḥng thủ Tên lửa Lầu Năm Góc c̣n đang phát triển một mẫu máy bay không người lái có khả năng bắn tia laser cực mạnh vào những tên lửa bay lên không trung. Tuy nhiên, kế hoạch trên phải chờ đến năm 2025 mới có thể ra mắt.
Dù vậy, nó vẫn nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ. Tướng Hyten cho rằng tấn công bằng laser sẽ mang đến hiệu quả vượt trội so với dùng tên lửa đánh chặn bởi nó giúp loại bỏ nguy cơ tên lửa đánh chặn rơi xuống lănh thổ quốc gia khác.