Cứ đến rằm tháng 8 là ai cũng nhớ đến quả hồng, một thứ trái cây không thể thiếu vào Tết Trung thu. Quả hồng ngâm th́ gịn, thơm, hồng đỏ th́ dẻo quánh và ngọt lịm. Hồng ngâm là trái cây ngon và bổ dưỡng nhưng bạn phải ghi nhớ 1 điều khi ăn.
Quả hồng có vị ngọt, chát, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt khứ táo, nhuận phế tiêu đờm, nhuyễn kiên, chỉ khát sinh tân, kiện t́, trị lị, chỉ huyết… giúp giảm táo bón, đau nhức do bệnh trĩ hoặc các chứng bệnh như là xuất huyết, ho khan, đau họng, huyết áp cao.
Lợi ích từ quả hồng
Chống lăo hóa
Một nghiên cứu mới tại Nhật Bản đă chứng minh tác dụng chống lăo hóa của hồng nhờ nhóm hợp chất proan – thocyanidin có nhiều trong lớp vỏ, giúp bảo vệ tế bào không bị oxy hóa, củng cố thị lực.
Tăng cường hệ tiêu hóa
Hồng c̣n có tác dụng cải thiện hệ tiêu hóa. Với lượng chất xơ và tannin dồi dào, quả hồng có tác động tích cực đến quá tŕnh hoạt động của nhu động ruột, giúp ngừa tiêu chảy một cách hữu hiệu.
Trị thiếu máu Chất đồng dồi dào trong trái hồng sẽ giúp cơ thể hấp thụ chất sắt một cách tốt nhất để tạo nên nhiều tế bào máu đỏ, từ đó pḥng ngừa và điều trị bệnh thiếu máu rất tốt. 6 - Giải rượu và chống say rượu Tannin trong quả hồng thúc đẩy quá tŕnh tiêu hóa của cơ thể, tăng tốc độ giải rượu, đồng thời Vitamin C phong phú trong hồng có tác dụng bảo vệ gan, làm gan hoạt động hiệu quả hơn. Nếu ăn hai quả hồng sau khi uống rượu, ngày hôm sau chúng ta sẽ không bị đau đầu.
Chú ư khi ăn hồng
Không ăn cùng khoai lang
Khoai lang chứa khá nhiều tinh bột, sau khi trong dạ dày sẽ sản sinh ra một lượng lớn axit dạ dày, nếu lại ăn thêm một vài quả hồng, sẽ kết tủa dưới tác dụng của axit dạ dày.
Khi các chất kết tủa này ở cùng nhau, sẽ h́nh thành sỏi không ḥa tan, vừa khó tiêu hóa, lại không dễ đào thải ra ngoài, dễ bị tạo thành sỏi trong dạ dày, nghiêm trọng hơn c̣n đe dọa sức khỏe của dạ dày.
Không ăn khi đói
Do quả hồng chứa khá nhiều tanin và pectin, nếu ăn lúc đói chúng sẽ kết tụ dưới tác dụng của axit dạ dày. Nếu những khối kết tụ này không xuống được ruột non thông qua môn vị, sẽ lưu lại trong dạ dày và h́nh thành sỏi trong đó.
Nếu sỏi này không được đào thải ra ngoài theo đường tự nhiên, sẽ gây tắc nghẽn đường tiêu hóa, xuất hiện các triệu chứng như đau quặn bụng trên, nôn mửa, thậm chí nôn ra máu…
Không ăn khi bị tiểu đường, viêm dạ dày măn tính
Trong quả hồng chứa 10,8% carbohydrate, hơn nữa hầu hết là monosacarit và disaccharides đơn giản. Do vậy, sau khi ăn rất dễ bị hấp thụ, khiến đường huyết tăng lên.
Với những người mắc bệnh tiểu đường, nhất là những người kém kiểm soát đường huyết là vô cùng có hại.
Ngoài ra, những người bị tiêu chảy, phụ nữ sau sinh, người bị cảm lạnh hay cơ thể suy nhược cũng không nên ăn hồng. Những người bị khó tiêu, viêm dạ dày măn tính, người bị cắt dạ dày hoặc có chức năng dạ dày kém cũng không nên ăn loại quả này.
- Không ăn quả hồng ngâm sau khi ăn trứng. Ăn hồng ngay sau khi ăn trứng là một trong những nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm và viêm ruột cấp tính, có thể dẫn tới nôn mửa.
Khi đó cần ngay lập tức uống dung dịch gồm 20 g muối và 200 ml nước sôi hoặc có thể sử dụng nước ép gừng tươi trộn với nước ấm. Nếu không nôn được, cần phải uống nhiều lần để thúc đẩy nôn mửa. Sau đó, phải dùng thuốc nhuận tràng để loại bỏ các chất độc hại trong cơ thể.
Therealtz © VietBF