Philippines là chặng dừng chân cuối cùng trong chuyến thăm Châu Á của Tổng thống Trump. Cuối cùng Tổng thống Trump cũng đă gặp gỡ trực tiếp người đồng nhiệm Rodrigo Duterte. Hai nhà lănh đạo đă thống nhất với nhau về một số vấn đề, trong đó có biển Đông.
Nhà Trắng mới công bố tuyên bố chung của Mỹ và Philippines sau cuộc hội đàm giữa Tổng thống Donald Trump và người đồng nhiệm Rodrigo Duterte, trong đó đề cập tới tranh chấp lănh hải giữa nhiều nước.
Ông Trump gặp nhà lănh đạo trực ngôn của Philippines ở Manila, chặng cuối trong chuyến công du kéo dài nhiều ngày tới nhiều quốc gia ở châu Á, trong đó có Việt Nam.
Tuyên bố gồm 14 điểm chính công bố hôm 13/11 có đoạn: “Hai bên nhấn mạnh lại cam kết duy tŕ các nguyên tắc, trong đó có tự do hàng hải, tự do bay ngang qua [Biển Đông] và tự chế”.
“Họ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giải quyết ḥa b́nh các tranh chấp ở Biển Đông theo luật pháp quốc tế như được phản ánh trong Công ước [Liên Hiệp Quốc] về Luật Biển. Họ nhấn mạnh thêm nữa về sự cần thiết phải tiếp tục theo đuổi các biện pháp gây dựng ḷng tin nhằm gia tăng sự tin tưởng lẫn nhau và tránh các hành động làm leo thang căng thẳng, trong đó có quân sự hóa”, tuyên bố viết tiếp.
Nguyên thủ Hoa Kỳ từ Việt Nam tới Manila hôm 12/11 để dự hội nghị thượng đỉnh với các lănh đạo Đông Nam Á và Đông Á.
Sau khi đàm phán với các quan chức chủ nhà ở Hà Nội, Việt Nam và Hoa Kỳ cũng ra tuyên bố chung trong đó đề cập tới tranh chấp lănh hải gây nhiều sóng gió trong quan hệ với nước láng giềng Trung Quốc.
“Lănh đạo hai nước nhấn mạnh tầm quan trọng chiến lược của quyền được tiếp cận tự do và mở khu vực Biển Đông đối với cộng đồng quốc tế, tầm quan trọng của việc duy tŕ thương mại hợp pháp không bị cản trở, và sự cần thiết phải tôn trọng tự do hàng hải – hàng không và các h́nh thức sử dụng biển hợp pháp khác”, tuyên bố Việt Nam – Hoa Kỳ có đoạn.
“Hai bên tái khẳng định lập trường về Biển Đông được nêu trong các Tuyên bố chung Việt Nam - Hoa Kỳ và Hoa Kỳ - ASEAN trước đây, bao gồm việc kêu gọi các bên không có những hành động làm leo thang căng thẳng, quân sự hóa các cấu trúc đang tranh chấp, và hạn chế một cách phi pháp các quyền tự do trên biển; tái khẳng định cam kết chung đối với việc giải quyết ḥa b́nh các tranh chấp, bao gồm việc tôn trọng đầy đủ các tiến tŕnh ngoại giao và pháp lư”.
Ngoài ra, ông Trump đă trực tiếp đề xuất với Chủ tịch Trần Đại Quang về khả năng làm trung gian và phân xử trong vấn đề Biển Đông.
Phản ứng về đề nghị này, ông Cảnh Sảng, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, hôm 13/11 nói rằng Trung Quốc ủng hộ việc giải quyết vấn đề Biển Đông thông qua đàm phán với các nước trực tiếp liên quan.