Trung Quốc hoàn toàn bất ngờ về việc Nepal tuyên bố hủy bỏ thỏa thuận xây dựng một trong những nhà máy thủy điện lớn nhất nước này trị giá 2,5 tỷ USD với Tập đoàn Gezhouba của Trung Quốc. Thông tin này vừa được một quan chức nước này hé lộ. Chắc chắn động thái này có thể gây ảnh hưởng tới dự án "Vành đai và con đường" mà Bắc Kinh khởi xướng.
Một đập thủy điện tại Nepal (Ảnh: DSI)
Trong một chia sẻ trên Twitter ngày 13/11, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Năng lượng Nepal Kamal Thapa cho biết kế hoạch xây dựng nhà máy thủy điện trị giá 2,5 tỷ USD với phía Trung Quốc đă bị hủy bỏ.
“Trong cuộc họp hôm nay, nội các Nepal đă nhất trí rằng thỏa thuận xây dựng nhà máy thủy điện Budhi Gandaki với Tập đoàn Gezhouba của Trung Quốc đă được quyết định vội vàng và không đúng quy cách. Thỏa thuận này đă bị hủy bỏ theo chỉ đạo của ủy ban nghị viện”, ông Thapa thông báo trên Twitter.
Hồi tháng 6, Nepal và Trung Quốc đă kí biên bản ghi nhớ về việc xây dựng một nhà máy thủy điện 1.200 MW trên sông Budhi Gandaki, cách thủ đô Kathmandu khoảng 80 km về phía Tây. Thỏa thuận này được kí kết chỉ chưa đầy một tháng sau khi Nepal chính thức tham gia vào sáng kiến “Vàng đai và Con đường” do Trung Quốc khởi xướng.
Việc thỏa thuận này bị hủy bỏ sẽ là một bước lùi của Bắc Kinh trong nỗ lực mở rộng tầm ảnh hưởng tại các nước Himalaya thông qua các khoản đầu tư lớn vào cơ sở hạ tầng.
Trong khi đó, đại diện Tập đoàn Gezhouba của Trung Quốc cho biết họ chưa nhận được thông tin nào về sự thay đổi này, đồng thời cho biết hợp đồng chính thức giữa hai bên theo kế hoạch sẽ được kí kết trong năm tới.
Trung Quốc và Ấn Độ đang cạnh tranh mở rộng ảnh hưởng tại các nước có tầm quan trọng chiến lược tại Himalaya, ví dụ như Nepal, nơi có tiềm năng lớn để phát triển thủy điện.
Tập đoàn Gezhouba của Trung Quốc đă có ít nhất 2 thỏa thuận thủy điện tại Nepal, mỗi nhà máy có công suất 900 MW. Trong khi đó, các tập đoàn và doanh nghiệp lớn khác của Trung Quốc cũng đang đầu tư xây dựng bệnh viện, đường xá và sân bay tại Nepal.
Nhiều ư kiến chỉ trích cho rằng dự án xây dựng nhà máy thủy điện trị giá 2,5 tỷ USD được giao cho phía Trung Quốc mà không thông qua hoạt động đấu thầu và điều này là trái quy định. Chính v́ vậy,một nhóm nghị sĩ đă yêu cầu chính phủ xem xét lại thỏa thuận.
Mới đây nhất, Nepal cũng đă hủy một dự án thủy điện 750 MW với một công ty thuộc sở hữu nhà nước của Trung Quốc.
Therealtz © VietBF