Với tầm bắn siêu xa siêu mạnh và rất chính xác thì loại tên lửa này đã trở thành con át chủ bài của quân đội Nga. Loại tên lửa này không có gì xa lạ đó chính là Kalibr. Đây là loại đã được Nga sử dụng rất nhiều trong các cuộc tấn công khủng bố IS...
Tên lửa hành trình phóng từ biển Kalibr
Năm 2015, Nga khiến cả thế giới chấn động khi lần đầu tiên trong lịch sử đã triển khai tên lửa hành trình Kalibr tấn công các phần tử khủng bố thuộc Tổ chức Nhà nước Hồi Giáo tự xưng (IS) tại Syria.
Vụ tấn công được phát sóng trên truyền hình và công chúng Nga đã được tận mắt chứng kiến hình ảnh những quả tên lửa phóng đi từ Hạm đội Caspian, bay hơn 1.500 km qua Iran, Iraq tới lãnh thổ Syria.
Các tên lửa Kalibr bay tầm thấp, bám sát địa hình với vận tốc siêu thanh khiến chúng gần như không thể bị phát hiện bởi radar kẻ thù. Mỗi quả tên lửa chết người này mang theo đầu nổ 500 kg, đủ sức khoét tung mặt đất thành các hố sâu rộng hàng trăm mét.
Tên lửa hành trình Kalibr có tầm tấn công lên tới 2.500 km với bán kính lệch mục tiêu (CEP) chỉ khoảng 30 m.
Hệ thống tên lửa phóng từ mặt đất Iskander-M
Thực tế, hệ thống Iskander-M không phải được thử nghiệm trong chiến dịch quân sự của Nga ở Syria nhưng vẫn thuộc dạng những tên lửa đạn đạo tầm ngắn "sát thủ" nhất thế giới.
Hiện nay, nhà sản xuất hệ thống Iskander-M đã chế tạo 8 loại tên lửa khác nhau và tất cả đều được thử nghiệm thành công hồi tháng 10/2017.
Mỗi một tên lửa Iskander-M có thể mang theo đầu đạn nặng 500 kg, có thể phá hủy các căn cứ quân sự và các lực lượng mặt đất của đối phương ở khoảng cách xa tới 600 km.
Sức công phá của mỗi vụ nổ Iskander-M có thể so sánh với một đầu đạn hạt nhân nhưng lại không phát tán phóng xạ và hủy hoại môi trường.
Tên lửa tấn công từ trên không Kh-101
Kh-101 đủ sức loại khỏi cuộc chơi các mục tiêu ở cách xa khoảng 5.500 km với bán kính lệch mục tiêu từ 5-50 m.
Kh-101 ban đầu được chế tạo để trang bị cho các máy bay ném bom chiến lược Tu-160M2 của Nga nhưng chúng cũng sẽ được biên chế cho máy bay PAK DA thế hệ tiếp theo, dự kiến đưa vào hoạt động cuối tháng 11/2017.
"Tên lửa có một hệ thống kỹ thuật mới dựa trên tổ hợp dẫn đường tích hợp giữa hệ thống dẫn đường quán tính, quang - điện tử và hiệu chỉnh điện tử", Viktor Litovkin, chuyên gia quân sự của hãng thông tấn TASS cho biết.
Một trong những tính năng nổi bật nhất của Kh-101 mà các hệ thống trước đây còn thiếu là phi công có thể tự điều chỉnh tọa độ mục tiêu trong các tình huống chiến đấu", Viktor Litovkin nói.
Mỗi tên lửa Kh-101 nặng khoảng 2,5 tấn và có thể mang theo đầu đạn với lượng nổ 400 kg. Kh-101 di chuyển tới mục tiêu theo nhiều đường bay khác nhau, khiến các hệ thống phòng không đối phương rất khó phát hiện qua màn hình radar. Tên lửa này cũng có thể bay bám sát địa hình giống như Kalibr.