Cũng như TT Mỹ th́ TT Nga luôn xuất hiện với 1 chiếc vali quen thuộc được người hộ tống sách theo. Đây chính là chiếc vali quyền lực để ông Putin phát tín hiệu tấn công quân sự. Dưới đây là những điều ít biết về chiếc vali- biểu tượng sức mạnh của ông Putin. Tổng thống Nga Vladimir Putin là một trong ba người nắm giữ va ly hạt nhân để có thể đưa ra quyết định quan trọng, dù đang ở bất cứ nơi đâu trên thế giới. Tổng thống Nga Vladimir Putin sắp đến Việt nam để tham dự diễn đàn cấp cao APEC. Ngoài siêu xe chống đạn S600 Pullman Guard cùng đội ngũ đặc vụ hùng hậu, vật bất ly thân mà nhà lănh đạo Nga luôn mang theo trong các chuyến công du nước ngoài là valy hạt nhân.
Theo Foreign Policy, chiếc valy hạt nhân của Nga có tên gọi là Cheget, được phát triển sau khi Mỹ giới thiệu valy hạt nhân đầu tiên. Lănh đạo Liên xô Konstantin Chernenko là người đầu tiên có vinh dự được trao quyền kiểm soát Cheget.
Valy hạt nhân Nga được chuyển giao qua nhiều thế hệ lănh đạo cho đến ngày nay là Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Valy Cheget nặng khoảng 11 kg, được các sĩ quan tháp tùng tổng thống mang theo. Chiếc valy được coi là biểu tượng cho quyền lực của người đứng đầu nước Nga.
Cựu đại tá Nga Mikhail Timoshenko cho biết, valy Cheget là thiết bị đối phó với mối đe dọa về một đợt tấn công hạt nhân phủ đầu khiến cơ quan chỉ huy Nga bị tê liệt.
Bên trong valy có thiết bị liên lạc đầu cuối, cung cấp thông tin cho người sử dụng về những ǵ đang xảy ra và cho phép họ tham vấn với những người khác, bao gồm bộ trưởng quốc pḥng và tổng tham mưu trưởng quân đội.
Valy kết nối với hệ thống phụ có tên Kavkaz, gồm cáp tín hiệu, thiết bị truyền tin radio và vệ tinh. Trong trường hợp xảy ra một vụ tấn công hạt nhân nhằm vào Nga, ba chiếc valy hạt nhân trang bị hệ thống điện tử sẽ báo động tức thời cho những người giữ chúng.
Ngoài tổng thống Nga, hai valy hạt nhân c̣n lại được trao cho bộ trưởng quốc pḥng và tham mưu trưởng quân đội, nhằm thiết lập kênh liên lạc tuyệt mật, đề pḥng t́nh huống khẩn cấp xảy ra.
Theo đại tá Timoshenko, valy cũng cần phải được thiết kế đơn giản để nhà lănh đạo cao tuổi có thể dễ dàng sử dụng trong t́nh huống đứng trước nhiều sức ép.
Valy hạt nhân Cheget không chứa nút bấm để phát động một cuộc tấn công hạt nhân, nó chỉ đóng vai tṛ là thiết bị truyền mệnh lệnh phóng tên lửa tới quân đội.
Nếu quyết định phát động đ̣n tấn công hạt nhân đáp trả, nhà lănh đạo Nga sẽ sử dụng valy Cheget để truyền thông điệp tới sở chỉ huy của tổng tham mưu trưởng, bao gồm lực lượng tên lửa, hải quân và không quân thông qua mạng lưới liên lạc Kazbek.
Sĩ quan trực chiến của lực lượng tên lửa hạt nhân chiến lược nhận được tín hiệu sẽ dùng mă riêng để xác nhận đó chính là quyết định do tổng thống đưa ra.
Sĩ quan này sau đó thiết lập đường dây nóng để liên hệ với tổng thống, bộ trưởng quốc pḥng và tổng tham mưu trưởng. Sau khi được xác nhận, mệnh lệnh khai hỏa tên lửa hạt nhân mới được thực thi.
Theo cựu đại tá Timoshenko, sau khi mă phóng được nhập, sĩ quan trực chiến dùng ch́a khóa để khởi động hệ thống và nhấn nút phóng. Trên màn h́nh điện tử khi đó hiện lên ḍng chữ: “Mệnh lệnh. Tiến hành vụ phóng”.
Lần duy nhất Nga kích hoạt valy hạt nhân là vào năm 1995. Khi đó, các nhà khoa học Na Uy và Mỹ phóng một tên lửa đẩy Black Brant mang vệ tinh khí tượng.
Quỹ đạo bay của tên lửa đi hướng tới thủ đô Moscow của Nga và được nhận diện tương tự như tên lửa tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) Trident phóng từ tàu ngầm của Hải quân Mỹ.
Quân đội Nga cho rằng đây là một vụ tấn công tên lửa từ tàu ngầm. Ở Moscow, Tổng thống Nga khi đó là Boris Yeltsin dùng đến chiếc valy hạt nhân để kích hoạt giai đoạn đầu trong quy tŕnh tấn công trả đũa.
Nhưng ngay sau đó, hệ thống radar Nga xác nhận vật thể khả nghi chỉ là tên lửa đẩy chứ không phải ICBM. Ông Yetlsin sau đó cũng hủy lệnh phóng tên lửa đáp trả.