Hành lang Kinh tế Trung Quốc - Pakistan (CPEC) nằm trong sáng kiến "Vành đai và Con đường" của Trung Quốc với kinh phí đầu tư lên tới 62 tỷ USD. Thế nhưng chính Trung Quốc lại bị hút vào ṿng xoáy tranh giành quyền lực giữa chính phủ và quân đội tại Pakistan, cũng như cuộc tranh căi địa chính trị có sự tham gia của Mỹ và Ấn Độ.
Trong lúc thúc đẩy dự án này th́ các quan chức Trung Quốc cũng âm thầm khích lệ đối tác Pakistan giúp dự án thành công bằng cách từ bỏ những mục tiêu chiến lược ở Afghanistan và vùng Kashmir đang tranh chấp với Ấn Độ thông qua sự hỗ trợ của các tay súng thánh chiến.
Ông Nawaz Sharif và Tham mưu trưởng Lục quân Raheel Sharif dự lễ khánh thành tuyến thương mại từ cảng Gwadar - Pakistan đến TP Kashgar - Trung Quốc như là một phần của CPEC vào tháng 11-2016 Ảnh: REUTERS
Mối liên hệ với các nhóm thánh chiến là vấn đề khiến chính phủ dân sự và quân đội hùng mạnh của Pakistan hục hặc thời gian qua. Sự đối đầu xuất hiện không lâu sau khi ông Nawaz Sharif lên làm Thủ tướng hồi tháng 6-2013.
Ông t́m cách hạn chế những hoạt động công khai của Hafiz Mohammed Saeed - thủ lĩnh nhóm Jamaat-ud-Dawah (JuD) gây ra vụ khủng bố ở Mumbai năm 2008 - và thúc đẩy quan hệ thương mại mạnh mẽ hơn với Ấn Độ như là một cách nối lại ḥa đàm.
Quân đội đă ngăn chặn bước đi này. Đến tháng 7-2017, Ṭa án Tối cao Pakistan phế truất ông Sharif v́ cáo buộc tham nhũng. Cựu lănh đạo này sau đó tuyên bố ḿnh là nạn nhân của một âm mưu do các đối thủ chính trị tiến hành nhằm phá hoại CPEC.
"Tṛ chơi vương quyền" ở Islamabad trùng hợp với cuộc khủng hoảng trong quan hệ giữa Pakistan và Mỹ. Kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố chính sách Afghanistan hồi tháng 8, Pakistan đang chịu sức ép phải ngăn phong trào Taliban và đồng minh là mạng lưới Haqqani ẩn náu trên lănh thổ ḿnh.
Mỹ c̣n đang hậu thuẫn Ấn Độ đóng vai tṛ lớn hơn ở Afghanistan, tạo ra một biên giới không thân thiện thứ hai đối với Pakistan. Mỹ cũng đứng cùng phía với Ấn Độ khi lên tiếng phản đối CPEC đi qua vùng Gilgit-Baltistan tại Kashmir, xem đây là một phần quan trọng trong cuộc cạnh tranh chiến lược với Trung Quốc khắp châu Á.
Therealtz © VietBF