Như chúng ta đă biết Triều Tiên là 1 quốc gia bí ẩn nên cũng không có ǵ lạ khi văn pḥng của họ tại LHQ cũng bí ẩn không kém. Việc tiếp xúc với họ là 1 công việc khó hơn lên trời, điều mà không ít phóng viên phải thừa nhận. Cơ quan này dường như đứng ngoài mọi hoạt động ngoại giao và việc duy nhất là truyền đi thông điểm của Triều Tiên. Các nhà ngoại giao thuộc phái bộ Triều Tiên ở Liên Hợp Quốc có đời sống vô cùng khép kín và bí ẩn.
Theo Bloomberg, từ hành lang khu văn pḥng của phái bộ Triều Tiên đến khu tiệc cocktail của Liên Hợp Quốc, các đồng nghiệp hay nhà báo rất khó có thể theo dấu Đại sứ Ja Song Nam và Phó đại sứ Kim In Ryong.
“Tôi chưa từng gặp một người Triều Tiên nào. Họ là một nhóm rất bí ẩn”, Đại sứ Nhật tại Liên Hợp Quốc Koro Bessho nói.Phái bộ Triều Tiên tại Liên Hợp Quốc cũng không có trang web chính thức, và các thành viên hiếm khi tham gia vào các ủy ban Liên Hợp Quốc.
“Nhiệm vụ của họ ở đó là truyền đi các thông điệp và hành động đại diện cho lănh đạo đất nước thay v́ tham gia vào hoạt động ngoại giao nào đó”, hăng tin Bloomberg dẫn lời Scott Seaman, một nhà phân tích cấp cao tại Tổ chức Âu-Á ở New York.
Phái bộ Triều Tiên trú tại tầng 13 của ṭa văn pḥng ở Manhattan, phía trên một cửa hàng Hallmark Cards. Trụ sở này chung sàn với “Phái đoàn xứ Basque ở Mỹ” và Tập đoàn tư bản Cahn, một ngân hàng đầu tư.
Lối vào của họ có một cánh cửa màu nâu chắc chắn nằm cạnh một lối thoát hiểm. Theo Bloomberg, trước những chuyến thăm liên tiếp tới đó, không một ai ra mở cửa và các cuộc điện thoại cũng không có người trả lời.
Lần gần đây nhất, sau nhiều lần chuông cửa kêu vang, cánh cửa đă hé ra và một người đàn ông mặc quần áo b́nh thường tay vẫn c̣n cầm chiếc bàn chải đánh răng xuất hiện. Ông ta lắc đầu khi được đề nghị về việc gặp gỡ đại sứ.Căng thẳng giữa Mỹ và Triều Tiên đă làm cho sự chú ư đổ dồn vào các phái viên Triều Tiên. Đại sứ Ja hồi tháng 9 đă gây chú ư tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc khi rời ghế của ḿnh trong pḥng họp và bỏ ra ngoài chỉ ít giây trước khi Tổng thống Trump lên bục phát biểu.
Có rất ít thông tin công khai về Đại sứ Ja. Ông năm nay 63 tuổi và đă có vợ con. Văn pḥng của ông không trả lời các email hay điện thoại xin phỏng vấn.
Theo thông tin từ Liên Hợp Quốc, ông Ja là cựu đại sứ tại Anh, được chọn vào vị trí hiện tại sau khi đảm nhiệm chức Tổng giám đốc Ủy ban Các vấn đề Thống nhất quốc gia Triều Tiên. Ông tốt nghiệp Đại học Quan hệ quốc tế ở B́nh Nhưỡng năm 1983. Trước đó, ông từng phục vụ trong quân đội Triều Tiên.
So với Đại sứ Ja, Phó đại sứ Kim In nổi tiếng hơn trong giới ngoại giao và báo chí. Lư do là ông đưa ra b́nh luận công khai thường xuyên hơn về căng thẳng giữa B́nh Nhưỡng và Washington.
Hiện Mỹ và Triều Tiên không có quan hệ ngoại giao chính thức. Tuy nhiên, các quan chức ngoại giao từ phái bộ của nước này thường tương tác không chính thức với giới chức và công dân Mỹ. Tiến tŕnh đó được gọi là Kênh New York, theo Keith Luse – Giám đốc điều hành của Ủy ban quốc gia về Triều Tiên, một tổ chức phi lợi nhuận chuyên nghiên cứu mối quan hệ Mỹ - Triều.
Ngoài hai ông Ja và Kim, phái bộ của Triều Tiên tại Liên Hợp Quốc c̣n có nhà ngoại giao cấp cao Pak Song Il và trợ lư của ông là Kwon Jong Gun. Ông Park phụ trách các vần đề với Mỹ, theo Stephen Noerper, Giám đốc Hiệp hội Triều Tiên ở New York.
“Một cách công khai, Triều Tiên tuyên bố không quan tâm đến các nỗ lực ngoại giao và muốn được công nhận là một cường quốc hạt nhân” – Noerper nói.
Kênh New York từng bị B́nh Nhưỡng từ bỏ hồi tháng 7/2016, sau khi chính quyền Obama áp đặt cấm vận lên Triều Tiên. Kênh này đă hoạt động trở lại sau khi Tổng thống Donald Trump nhậm chức.