Quyết định đơn phương tuyên bố độc lập của Catalonia ngay lập tức dấy lên nhiều câu hỏi về tính pháp lư của động thái này. Đây là xứ tự trị giàu nhất Tây Ban Nha đă trở thành một quốc gia hay chưa, khi nào th́ địa vị quốc gia của Catalonia được công nhận? Nó có được cộng đồng quóc tế công nhận hay không?
Ngày 28.10, người phát ngôn của Cơ quan công tố Tây Ban Nha cho biết trong tuần tới sẽ khởi tố nhà lănh đạo vùng Catalonia, Thủ hiến Carles Puigdemont với tội danh nổi loạn. Thông tin này được đưa ra sau khi Nghị viện vùng Catalonia vừa bỏ phiếu tuyên bố độc lập.
Ông Carles Puigdemont.
Một ṭa án sẽ quyết định có chấp nhận các cáo buộc kể trên đối với ông Carles Puigdemont hay không. Theo luật pháp Tây Ban Nha tội danh nổi loạn có thể bị phạt tù tới 30 năm.
Cơ quan công tố Tây Ban Nha cũng có thể khởi động các vụ tố tụng tương tự nhằm vào những thành viên khác của chính quyền và nghị viện Catalonya. Trước đó, ngày 27.10, Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy đă giải tán nghị viện Catalonia và ra lệnh tiến hành một cuộc bầu cử sớm tại vùng này vào ngày 21.12 tới trong một nỗ lực t́m ra lối thoát cho cuộc khủng hoảng chính trị tồi tệ nhất của Tây Ban Nha trong 40 năm qua.
Thủ tướng Rajoy cũng chính thức băi nhiệm Thủ hiến Carles Puigdemont, cùng ban lănh đạo của ông này như một phần trong các biện pháp "khôi phục lại trạng thái b́nh thường" sau khi nghị viện của Catalonia bỏ phiếu tuyên bố độc lập.
Tờ "Le Soir" của Bỉ dẫn lời các chuyên gia kinh tế đă phân tích những tác động đến nền kinh tế Tây Ban Nha và khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone ) sau khi Catalunya tuyên bố độc lập. Chủ tịch tổ chức giới chủ Tây Ban Nha, Juan Rosell, thừa nhận rằng xu hướng ngày càng xấu và chắc chắn sẽ có những hậu quả nghiêm trọng xảy ra đối với nền kinh tế và xă hội Catalunya. Giới doanh nghiệp và các nhà đầu tư đặc biệt lo ngại tuyên bố độc lập sẽ kéo theo việc vùng Catalunya sẽ phải rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), khu vực đồng tiền chung và thị trường chung.
Người biểu t́nh phản đối Catalonia độc lập.
Chuyên gia phân tích của Moody's Sarah Carlson nhận định rằng sựu độc lập của vùng Catalonia cũng sẽ gây tác động tiêu cực đến t́nh h́nh tín dụng của Tây Ban Nha, đặc biệt là v́ tầm vóc của vùng này đối với nền kinh tế đất nước. Việc ly khai sẽ làm suy yếu nền kinh tế đất nước và chắc chắn sẽ dẫn đến t́nh trạng gia tăng chi phí tài chính của Nhà nước Tây Ban Nha.
Chuyên gia kinh tế của ngân hàng ING, Philippe Ledent nhắc lại rằng Tây Ban Nha là nền kinh tế lớn thứ 4 của Eurozone. Cú sốc mà nước này phải chịu đựng là sự suy giảm đà tăng trưởng cùng với khó khăn trong việc huy động vốn trên các thị trường tài chính cũng sẽ gây tác động dây chuyền lên cả khu vực Eurozone. Khu vực Eurozone có thể một lần nữa lại lâm vào t́nh trạng "khủng hoảng". Ông Philippe Ledent cho rằng t́nh huống này sẽ gây ra những hậu quả tiêu cực cho Catalonia, Tây Ban Nha và cả khu vực đồng euro, do đó một giải pháp đối thoại là rất cần thiết để tránh mọi thiệt hại.
Người Catalonia ăn mừng sau khi tuyên bố độc lập.
Ngày 28.10, một loạt nước tại châu Âu đă lên tiếng phản đối Catalunya tuyên bố độc lập. Pháp, Anh, Italia đều khẳng định không công nhận tuyên bố độc lập mà nghị viện Catalunya vừa thông qua. Ngoại trưởng Pháp nhấn mạnh rằng hiến pháp Tây Ban Nha cần phải được tôn trọng và vấn đề Catalunya cần phải được xem xét.
Trong khi đó, người phát ngôn Chính phủ Anh nêu rơ tuyên bố của Catalunya được đưa ra dựa trên một cuộc bỏ phiếu mà ṭa án Tây Ban Nha đă tuyên bố là bất hợp pháp và sự thống nhất của Tây Ban Nha cần phải được tôn trọng. Ngoài ra, một loạt các nước châu Âu khác như Đức, Bỉ, Bồ Đào Nha cũng thể hiện lập trường ủng hộ chính quyền Madrid và kêu gọi giữ vững ổn định chính trị tại Tây Ban Nha.
Cùng ngày, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Donald Tusk tuyên bố sẽ không công nhận nền độc lập của vùng Catalunya, Tây Ban Nha và lên án tuyên bố độc lập đơn phương của Nghị viện vùng này. Ông Tusk nhấn mạnh: “Với EU, không có ǵ thay đổi, Tây Ban Nha là đối tác duy nhất của chúng tôi”. Ông cũng kêu gọi Madrid ưu tiên đối thoại thay v́ sử dụng vũ lực.