Bệnh về thận là căn bệnh mà tỷ lệ đàn ông mắc phải rất cao trên TG. Biểu hiện điển hình của căn bệnh này đó chính là khi ngủ ai cũng bị ra mồ hôi rất nhiều. Đây là dấu hiệu rất dễ nhận biết để chúng ta có phương án điều trị bệnh sớm.
Nguyên nhân ra mồ hôi ở đàn ông
1. Thể chất âm hư
Buổi tối ngủ ra mồ hôi, trong Đông y gọi là ra mồ hôi trộm, và có liên quan đến chứng âm hư.
Khuyến cáo người bị chứng âm hư không nên dùng các món ăn cay, có thể nấu Câu kỷ tử, Hoàng kỳ để uống, giúp tráng dương, bổ thận, trị chứng âm hư. Ngoài ra, người bệnh nên duy trì tâm trạng luôn vui vẻ.
2. Choáng váng, ra mồ hôi trộm
Khi chúng ta đang ngủ có hiện tượng đổ mồ hôi bất thường, nhưng khi tỉnh dậy thì mồ hôi không ra nữa. Đông y cho rằng có thể do các nguyên nhân như âm hư dương thịnh, can dương hóa phong, âm hư sinh nội nhiệt, cơ biểu không vững chắc…
Nếu can dương quá mạnh, sinh nhiệt, âm hư, vì sinh ra trong cơ thể nên gọi là nội phong, nội phong có tính dao động gây choáng váng, run rẩy.
Ngoài ra còn gây trạng thái nóng âm ỉ trong cơ thể và ra mồ hôi khi ngủ. Tuy nhiên khi tỉnh dậy, các lỗ chân lông trên bề mặt da khép lại, nên mồ hôi không thể tiết ra được.
3. Thận khí bất cố
Đa số các trường hợp đổ mồ hôi trộm do thận khí bất cố (thận bị thương tổn), trong quá trình điều trị nên chú trọng vấn đề này.
Bài thuốc Ngọc Bình Phong Tán
Nếu người bệnh xuất hiện các triệu chứng như ra mồ hôi trộm, xu hướng ngày càng nhiều hơn, dễ bị cảm lạnh, cơ thể gầy yếu, sắc mặt kém, lưỡi đóng bợn trắng có thể sử dụng bài thuốc Ngọc Bình Phong Tán
* Thành phần: 24gram Hoàng kỳ, 8gram Phòng phong, 16gram Bạch truật
* Cách dùng: Tán tất cả thành bột, trộn lẫn uống với nước, mỗi lần 8-12gram, ngày dùng 2 lần.
Có thể dùng thuốc thang sắc uống.
Thận khí bất cố dẫn đến việc ra mồ hôi trộm cũng có thể do một số nguyên nhân quan trọng khác như thể chất kém, áp lực công việc, tinh thần lo lắng trong thời gian dài, ít vận động thể thao, sinh hoạt thường ngày không theo quy luật.
Ngoài ra, những người có tính cách hướng nội, tính tình bất ổn định, dễ bị kích động cũng dễ bị chứng ra mồ hôi trộm.
Các triệu chứng như trên trong Đông y gọi là trạng thái "vị bệnh", "chưa bệnh", gần giống với tình trạng sức khỏe thứ cấp (SUB-HEALTH) trong Tây y, đây là trạng thái trung gian, khi đi khám không phát hiện ra bệnh, nó có thể chuyển biến thành bệnh tật, nhưng cũng có thể khỏe mạnh trở lại.
Để giải quyết tình trạng trên, có thể thông qua chế độ rèn luyện thể dục thể thao, ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý trong thời gian dài, kết hợp với việc sử dụng một số loại thuốc bổ.
Một số loại thuốc giúp nam giới tráng dương bổ thận
1. Hoài sơn (sơn dược, củ mài)
Theo Đông y, hoài sơn có tác dụng bổ phổi, lách, thận, có tính ôn nên không gây tác dụng phụ.
2. Gạo nếp than (nếp cẩm)
Trong nếp than có hàm lượng đạm, axit amin, nguyên tố vi lượng cao hơn nhiều so với gạo trắng, giúp bổ máu, tốt cho thận, lách, gan, dạ dày.
Thường xuyên ăn nếp than có lợi cho việc điều trị các chứng bệnh như hoa mắt, chóng mặt, thiếu máu, bạc tóc, giảm thị lực, ho do viêm phổi, táo bón, khó tiểu tiện, phù thận, chán ăn, chức năng lách, dạ dày kém.
3. Táo tàu đen (đại táo)
Táo đen giàu hàm lượng chất dinh dưỡng và vitamin, vị ngọt, tính ôn, có tác dụng bổ thận, trị thiếu máu, viêm gan, giảm thị lực, phục hồi sức khỏe.
4. Đỗ (đậu) đen
Đỗ đen điều trị chứng thận hư rất tốt. Trong đỗ đen chứa 8 loại axit amin và 19 loại axit oleic cần thiết cho cơ thể người, có tính bình, vị ngọt, đi vào hai kinh can thận. Nó có tác dụng bổ thận thủy, bổ can, thanh nhiệt giải độc, lợi niệu, bổ huyết giải phong nhiệt.
2. Gạo nếp than (nếp cẩm)
Trong nếp than có hàm lượng đạm, axit amin, nguyên tố vi lượng cao hơn nhiều so với gạo trắng, giúp bổ máu, tốt cho thận, lách, gan, dạ dày.
Thường xuyên ăn nếp than có lợi cho việc điều trị các chứng bệnh như hoa mắt, chóng mặt, thiếu máu, bạc tóc, giảm thị lực, ho do viêm phổi, táo bón, khó tiểu tiện, phù thận, chán ăn, chức năng lách, dạ dày kém.
3. Táo tàu đen (đại táo)
Táo đen giàu hàm lượng chất dinh dưỡng và vitamin, vị ngọt, tính ôn, có tác dụng bổ thận, trị thiếu máu, viêm gan, giảm thị lực, phục hồi sức khỏe.
4. Đỗ (đậu) đen
Đỗ đen điều trị chứng thận hư rất tốt. Trong đỗ đen chứa 8 loại axit amin và 19 loại axit oleic cần thiết cho cơ thể người, có tính bình, vị ngọt, đi vào hai kinh can thận. Nó có tác dụng bổ thận thủy, bổ can, thanh nhiệt giải độc, lợi niệu, bổ huyết giải phong nhiệt.
|
|