Hôm 25/10, diễn đàn về châu Á – Thái B́nh Dương được tổ chức tại Singapore . Tại đây các chuyên gia nhận định Mỹ có vai tṛ quan trọng trong việc đảm bảo an ninh và tự do hàng hải ở Biển Đông trước những tuyên bố chủ quyền phi pháp của Trung Quốc tại khu vực.
Diễn đàn ‘Chiến lược Địa-Kinh tế Khu vực Châu Á-Thái B́nh Dương’ được tổ chức bởi hăng tin Nikkei, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) và Trường Chính sách Công Lư Quang Diệu (Lee Kuan Yew) thuộc Đại học Quốc gia Singapore (NUS).
Tập trung tại diễn đàn để thảo luận các vấn đề xung quanh Biển Đông, một số chuyên gia đă bày tỏ lo ngại về sự gia tăng áp lực từ Trung Quốc, đồng thời kêu gọi sự thống nhất trong Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), như là ch́a khóa để chống lại sự gây hấn của Trung Quốc, theo hăng tin Nikkei.
Nhấn mạnh tầm quan trọng của Mỹ với các nước thành viên ASEAN có tranh chấp tại Biển Đông, ông Julio Amador III, Phó tổng giám đốc Học viện Ngoại giao Philippines phát biểu: “Mỹ vẫn là nước bảo đảm an ninh của chúng ta. Nếu không có sự bảo đảm của Mỹ, các nước ASEAN sẽ bắt buộc phải lựa chọn, và chúng ta có thể không muốn [điều đó].”
Từ trái, Michael Green, Tang Siew Mun, Masanori Nishi, Yoji Koda, Zack Cooper và Julio Amador Ⅲ tham dự thảo luận nhóm tại Diễn đàn Chiến lược Địa-Kinh tế Khu vực Châu Á-Thái B́nh Dương tại Singapore vào ngày 25/10. (Ảnh: Takaki Kashiwabara
Tuy nhiên, trong khi thừa nhận vai tṛ của Mỹ ở Biển Đông, ông Zack Cooper, chuyên gia cấp cao về an ninh Châu Á tại CSIS lại lưu ư rằng chính quyền Mỹ hiện nay cần làm rơ chiến lược của ḿnh về vấn đề này. Ông Cooper nói thêm rằng thách thức thực sự đối với chính quyền Mỹ hiện nay là “họ sẽ sử dụng năng lực đáng kể của ḿnh làm việc với các đồng minh và đối tác như thế nào để tạo ra một sự ngăn chặn đáng kinh ngạc, không chỉ đối với Trung Quốc mà c̣n đối với các đồng minh và đối tác trong khu vực, sao cho họ biết [Mỹ] sẽ đứng ở đâu.”
Ông Yoji Koda, phó đô đốc Lực lượng Pḥng vệ Biển Nhật Bản, nay đă nghỉ hưu, nói rằng Mỹ và Nhật Bản không phải là những nước bên ngoài về mặt địa lư trong vấn đề Biển Đông, và họ đóng một vai tṛ quan trọng trong việc bảo vệ giá trị phổ quát của tự do hàng hải.
“Trung Quốc cố gắng giữ cho Mỹ và Nhật Bản ra khỏi ‘cuộc chơi’, bằng việc nói rằng Mỹ và Nhật Bản là những người bên ngoài về mặt địa lư, nhưng tự do hàng hải lại là một giá trị phổ quát. Nếu có bất kỳ quốc gia nào cản trở hoặc t́m cách phá vỡ hay làm suy yếu giá trị phổ quát này, chúng ta phải làm điều ǵ đó,” ông Koda cho biết.
Ông Yoji Koda phát biểu tại Diễn đàn vào ngày 25/10 (Ảnh của Takaki Kashiwabara)
Ông Tang Siew Mun, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu ASEAN tại Viện nghiên cứu ISEAS-Yusof Ishak, lưu ư rằng ASEAN cũng đóng một vai tṛ quan trọng. Nếu ASEAN vẫn thống nhất, và có chung một tiếng nói, th́ Trung Quốc sẽ “suy nghĩ kỹ càng trước bất kỳ động thái đơn phương tiềm tàng nào [của ḿnh].”
Tuy nhiên, ông Tang cũng nhấn mạnh rằng việc tiếp tục đàm phán với Trung Quốc là không được bỏ qua. “Đàm phán với Trung Quốc thực sự không phải là một tṛ chơi đă mất. Có rất nhiều điều tích cực và tiện ích để chúng ta tiếp tục trao đổi với Trung Quốc, và trong vài năm gần đây, chúng tôi đă thấy được một số tiến bộ,” ông Tang chia sẻ.
Mặc dù Trung Quốc vẫn tiếp tục gây ấn ở Biển Đông, ông Masanori Nishi, cố vấn đặc biệt cho Bộ trưởng Quốc pḥng Nhật Bản, cảnh báo rằng Trung Quốc có thể phải đối mặt với những vấn đề trong nước trong tương lai. “Các sáng kiến gần đây của Trung Quốc đang chi rất nhiều tiền cho quân đội v́ an ninh trong nước, cho ‘Con đường Tơ lụa’ v.v.. Họ cũng đă bắt đầu xây dựng một cơ chế phúc lợi, tiêu tốn rất nhiều tiền,” ông Nishi nói.
Tuy áp lực của Trung Quốc là điều mà các nước trong khu vực đang lo lắng, ông Nishi cũng lưu ư rằng khu vực này có thể phải đối mặt với “một loại sóng chấn động khác” từ nền kinh tế của Trung Quốc trong tương lai.
Liên quan đến ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc đang ngày càng gia tăng ở châu Á và trên thế giới, ông Yasuhisa Shiozaki, cựu bộ trưởng Y tế, Lao động và Phúc lợi xă hội của Nhật Bản, cho rằng: “Chừng nào chiến lược của Trung Quốc [là] nhất quán và dựa trên luật pháp và được các nền kinh tế khác như của chúng ta chấp nhận, [nó] có thể có ảnh hưởng tích cực.” Tuy nhiên, ông Shiozaki nói thêm rằng ông không thể mong đợi “sự thay đổi nhanh chóng như vậy” trong thái độ của Trung Quốc đối với quản trị toàn cầu.
Phát biểu về dự án “Một vành đai, Một con đường”, một kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng đầy tham vọng của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh, bao gồm cả châu Á và Trung Đông, ông Matthew Goodman, cố vấn cao cấp về kinh tế Châu Á tại CSIS, cảnh báo các nước cần nhận thức được những thách thức và rủi ro trong sáng kiến này.
VietBF © sưu tập