Những người trốn thoát khỏi địa ngục Triều Tiên phải đánh liều bằng mạng sống và phải trải qua một hành tŕnh dài, vất vả để đến với cuộc sống tự do tại đất nước mới. Hàn Quốc luôn sẵn sàng chào đón họ, c̣n Trung Quốc nếu bắt được sẽ trả họ về Triều Tiên, khi đó họ chỉ c̣n nước chết. Những người Triều Tiên khi đă trốn thoát khỏi chế độ độc tài Triều Tiên, họ ít khi muốn lên tiếng.
Một cảnh vệ Trung Quốc ngăn cản một gia đ́nh người Triều Tiên chạy vào Đại sứ quán Hàn Quốc ở Bắc Kinh (Ảnh: Business Korea)
Trong một bài viết gần đây, Fox News đă cho thấy có bao nhiêu người Triều Tiên đào thoát và tại sao họ lại ít lên tiếng?
Kể từ khi cuộc chiến tranh Triều Tiên kết thúc vào năm 1953, có khoảng 300.000 người Triều Tiên đă trốn thoát khỏi đất nước biệt lập và bị kiểm soát rất chặt chẽ của ḿnh. Theo thống kê của tổ chức ‘Sáng kiến Tự do’ (Human Freedom Initiative) tại Học viện George W. Bush, có khoảng 225 người tị nạn Triều Tiên đă được cấp tị nạn trực tiếp tại Mỹ kể từ khi Dự luật Nhân Quyền Triều Tiên được Tổng thống Bush kư phê chuẩn trở thành luật vào năm 2004, nhằm thúc đẩy tự do và nhân quyền cho những người chạy trốn khỏi chính quyền họ Kim.
Tiếp đó, thêm 250 người Triều Tiên đă đến Mỹ với tư cách là những người nhập cư hợp pháp, sau một thời gian sống ở Hàn Quốc và nhận được quốc tịch ở đó. Ngoài ra, người ta cho rằng có khoảng vài trăm, nhưng không quá 1.000 người Triều Tiên, cũng đang định cư bất hợp pháp trên khắp nước Mỹ.
Tổ chức Liên minh Nhân quyền Châu Âu tại Triều Tiên phỏng đoán rằng hiện có ít nhất 1.400 người Triều Tiên sống ở châu Âu, trong đó nước Anh có số lượng nhiều nhất, với khoảng 600 người. Tuy nhiên, phần lớn những người đào tẩu Triều Tiên đang sống tại các nước gần với Triều Tiên hơn.
Ông Vernon Brewer, người sáng lập và chủ tịch của tổ chức World Help, một tổ chức nhân đạo Cơ Đốc giáo trợ giúp cho những người tị nạn, đă nói với hăng tin Fox News rằng “hầu hết những người đào tẩu đều hướng tới Trung Quốc, nhưng nếu bị bắt ở đó, họ có thể bị trả trở lại Triều Tiên, nơi họ bị trừng trị tàn nhẫn. V́ vậy, rất nhiều người sống kín đáo ở Trung Quốc hoặc thực hiện hành tŕnh nguy hiểm đến Hàn Quốc, và được chính phủ Hàn Quốc chào đón.”
Theo luật pháp Hàn Quốc, những người Triều Tiên sẽ tự động được cấp quốc tịch Hàn Quốc sau một thời gian chuyển tiếp 3 tháng bắt buộc, bao gồm việc phỏng vấn và đào tạo để chuẩn bị cho cuộc sống mới của họ tại một xă hội tự do và rộng mở hơn rất nhiều.
Số liệu thống kê do Bộ Thống nhất Hàn Quốc công bố, cho thấy chỉ có hơn 30.000 người đào thoát Triều Tiên kể từ năm 1998 cho đến nay. Tính riêng trong năm 1998, với đỉnh điểm của nạn đói và bệnh tật đă cướp đi mạng sống của hơn 1 triệu người Triều Tiên, chính phủ Hàn Quốc đă cấp quốc tịch cho 302 nam giới và 116 phụ nữ, với tổng cộng 947 người đào tẩu Triều Tiên ở Hàn Quốc khi đó.
Tính đến năm 2008, số lượng người đào tẩu Triều Tiên nam giới đă giảm nhẹ xuống c̣n 608 người, trong khi số người đào tẩu là nữ đă tăng vọt lên 2.195, nâng tổng số người Triều Tiên lên 2.803 người, với 78% là nữ giới. Nhưng số lượng người đào tẩu Triều Tiên đă giảm đi trong những năm tiếp theo, do kết quả của các cuộc tuần tra và kiểm tra biên giới nghiêm ngặt của chính quyền Kim Jung Un, cùng với việc gia tăng các chi phí môi giới.
Năm ngoái, Hàn Quốc đă ghi nhận 1.418 người Triều Tiên đào thoát, trong đó nữ giới chiếm 79% với 1.116 người. Trong năm 2017, Bộ thống nhất Hàn Quốc đă ghi nhận 593 người đào thoát, với 85% là phụ nữ. Tính tổng cộng, cho đến nay có 8.839 người đào tẩu nam giới và 21.541 là nữ giới, trong đó gần ¼ là người ở tuổi vị thành niên.
Tiếp giáp với Triều Tiên, Trung Quốc là nơi đến của đa số người đào thoát. Rất nhiều người bị trục xuất trở lại Triều Tiên sau khi bị phát hiện. Ước tính có khoảng từ 30.000 đến 50.000 người tị nạn Triều Tiên đă vượt biên sang Trung Quốc bất hợp pháp, trong đó hơn 70% là nữ giới.
Theo các chuyên gia, số lượng nữ giới đào tẩu gia tăng ở cả Hàn Quốc và Trung Quốc có thể v́ lư do rằng phụ nữ dễ bỏ trốn hơn khi chính quyền Triều Tiên kiểm soát ít nghiêm ngặt hơn so với nam giới. Tuy nhiên, phụ nữ thường xuyên phải chịu những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng như buôn bán phụ nữ, và bị bắt buộc làm gái mại dâm để sống sót, và do họ không có giấy tờ hợp lệ, nên có ít nguồn lực để thay đổi cuộc sống.
Những người đào tẩu cũng chạy trốn bằng cách sử dụng các tuyến đường bí mật tới các nước châu Á khác trong khu vực, bao gồm Mông Cổ, Philippines, Thái Lan, Việt Nam, Nhật Bản và Lào. Các nước này thường được sử dụng làm điểm trung chuyển, để những người tị nạn chuyển đến một nước thứ ba như Hàn Quốc.
Nhưng so với những người chạy trốn từ các nước bị chiến tranh tàn phá nặng nặng nề khác, những người đào tẩu Triều Tiên tương đối trầm lặng.
Ông Todd Nettleton, Giám đốc Quan hệ Truyền thông và Tích hợp thông tin của tổ chức “Voice of the Martyrs USA”, một tổ chức phi chính phủ hỗ trợ cho những người tị nạn và đào tẩu, giải thích: “Chế độ này trừng phạt gia đ́nh của bất kỳ ai trốn chạy tại thời điểm đào tẩu của họ. Nếu họ b́nh luận công khai và hơn nữa làm trái ư chính quyền [Triều Tiên], họ biết rơ rằng gia đ́nh ḿnh sẽ bị trừng phạt thêm, thậm chí có thể bị hành quyết hoặc đưa đến một trại lao động.” Triều TIên áp dụng luật trừng phạt 3 thế hệ trong gia đ́nh của người đào tẩu.
“Có những người đào tẩu tin rằng họ cần phải lên tiếng để đồng bào của ḿnh có thể biết đến cuộc sống tốt hơn và tự do hơn ở phía bên kia. Nhưng cũng có những những người không muốn lên tiếng v́ lo sợ cho sự an toàn của gia đ́nh. Loại người thứ hai thường là những người đào tẩu đă trực tiếp nh́n thấy sự giám sát và trừng phạt dă man của chính phủ, hoặc những người đă ở bên ngoài Triều Tiên trong nhiều năm.”
Tuy nhiên, một số nhà phân tích dự đoán rằng số lượng người đào tẩu sẽ tăng lên và sau đó lại giảm đi trong những tháng tới.
Ông Harry Kazianis, Giám đốc Nghiên cứu Quốc pḥng tại Trung tâm v́ Lợi ích Quốc gia (Center for the National Interest) của Mỹ, lưu ư: “Khi t́nh h́nh kinh tế xấu đi do các biện pháp trừng phạt kinh tế được áp dụng trong mùa hè, có thể sẽ có một làn sóng những người đào tẩu, sau đó sẽ sụt giảm nhanh khi B́nh Nhưỡng đàn áp thẳng tay không thương xót nhằm ngăn chặn ḍng người bỏ chạy ra thế giới bên ngoài. Những người đào tẩu đă nói với tôi nhiều lần rằng những tuyến đường đi lén ra khỏi đất nước sẽ được mở ra, tuy nhiên đă bị chặn lại chỉ trong vài tháng, do những kẻ mật thám. Đó là một tṛ chơi không thay đổi của mèo và chuột.”
Tuyên bố cấm nhập cảnh mới đây của Tổng thống Donald Trump, lần đâu tiên bao gồm cả Triều Tiên, có hiệu lực vào hôm thứ Năm (19/10). Việc mở rộng đưa thêm công dân Triều Tiên vào trong lệnh cấm, được nhiều người xem là chỉ mang tính biểu tượng v́ rất ít người Triều Tiên có thể rời khỏi đất nước khép kín nhất thế giới này, chứ chưa nói đến việc họ được cấp thị thực đến Mỹ.