VBF-Đàm phán Brexit vẫn chưa có lời giải đáp. Vấn đề về tài chính quá nhiều và đau đầu. Anh quốc muốn "ly hôn" th́ phải có mức phí của nó. Căng thẳng khi Anh quốc rời EU th́ hàng hóa vào thị trường này sẽ bị áp đặt thuế hải quan. Đây là điều Anh quốc khó chấp nhận, ngoài ra việc Anh quốc c̣n nợ món tiền khủng cũng chưa thỏa thuận được, người dân của EU hiện vẫn chẳng lo ǵ khi ở Anh, v́ Anh khó có thể rời được EU. Đi ngược xu thế rất khó!
Tuần trước, đàm phán Brexit đă rơi vào bế tắc, Liên minh châu Âu và nước Anh không thể chuyển sang giai đoạn hai, đàm phán về quan hệ kinh tế trong tương lai.
Ảnh minh họa: Reuters
Phía Liên minh châu Âu cho rằng, khi hai bên chưa ngă ngũ chuyện chia tay ra sao th́ chưa thể bàn xem sau này sẽ đầu tư buôn bán với nhau như thế nào. Trong khi đó, phía Anh lại muốn biết sau này sẽ thâm nhập được tới đâu vào thị trường chung châu Âu, lấy đó làm điều kiện để dứt điểm chuyện chia tay.
5 ṿng đàm phán Brexit vẫn chưa đủ để nước Anh và Liên minh châu Âu nhất trí về thủ tục chia tay.
Theo lộ tŕnh, ngày 19/10 tới, hai bên phải xong được về thủ tục chia tay để bước sang giai đoạn hai, đàm phán về quan hệ thương mại khi mà nước Anh không c̣n là thành viên của thị trường chung châu Âu nữa.
Trong khi đó, vẫn theo bài báo, ông trưởng đoàn đàm phán Anh đ̣i lănh đạo 27 nước châu Âu phải thừa nhận là đàm phán đă có kết quả đủ để chuyển sang phần tiếp theo, quan hệ thương mại trong tương lai giữa hai bên sẽ ra sao.
Đàm phán chậm chạp là do phía Anh thiếu một chiến lược rơ ràng và muốn chơi tṛ dùng hạn chót để ép Liên minh châu Âu phải nhanh chóng bàn về quan hệ thương mại, theo tờ Le Soir của Bỉ. Bài báo viết: "Nước Anh muốn tiếp tục được ở trong thị trường chung châu Âu nhưng phía châu Âu, đang trong thế thượng phong, đă quyết định là sẽ chỉ bàn về chuyện này khi đàm phán chia tay có kết quả nhất định". Mà đàm phán chia tay lại đang "bế tắc hoàn toàn về vấn đề tài chính, theo lời ông Michel Barnier. Nước Anh vẫn chưa cụ thể hóa cam kết tài chính và do vậy đă không thể đàm phán được".
Theo quy định, nước Anh sẽ rời khỏi Liên minh châu Âu vào tháng 3/2019, bất kể có thỏa thuận nào hay không. Mặc dù chỉ c̣n hơn 1 năm nữa nhưng đàm phán vẫn chưa ngă ngũ nên nhiều báo, trong đó có tờ Ouest-France cho rằng kịch bản Brexit không có thỏa thuận ngày càng trở nên hiện thực.
Tờ báo phỏng vấn một chuyên gia, ông này nói rằng, không có thỏa thuận sẽ là thảm họa kinh hoàng được đối với nước Anh và cũng sẽ không tốt cho Liên minh châu Âu nhưng ở mức độ thấp hơn. Không có hiệp định thương mại, Anh sẽ phải buôn bán với châu Âu theo quy tắc của Tổ chức Thương mại thế giới và phải chịu thuế hải quan, mất đi toàn bộ lợi ích đang có, v́ không c̣n được tự do tiếp cận thị trường chung châu Âu nữa.
Trong khi đó, các doanh nghiệp châu Âu cũng đang chuẩn bị đối phó với kịch bản tồi tệ nhất là không có thỏa thuận thương mại, kinh tế nước Anh đột ngột bị tách rời khỏi thị trường chung châu Âu.
Reutlinger Nachrichten, một tờ báo Đức cho biết Liên đoàn Công nghiệp Đức đă ra khuyến cáo "các doanh nghiệp Đức phải chuẩn bị những biện pháp pḥng ngừa" và rằng "Liên đoàn Công nghiệp Đức theo dơi đàm phán với tâm trạng lo lắng và sẵn sàng đối phó với mọi kịch bản".