NGhe có vẻ lạ tai nhưng sự thật đúng như vậy. Quân Mỹ sẽ "yếu" v́ lệ thuộc vào vào nguyên liệu đất hiếm mà nguồn cung chính là Trung Quốc. Việc này ảnh hưởng lâu dài đến trạng thái sẵn sàng chiến đấu của quân đội Mỹ.
Đất hiếm. Ảnh: Cankao.
Trang tin Scout Warrior Mỹ ngày 11/10 có bài viết cho rằng Mỹ cần dựa vào thực lực công nghiệp, kinh tế và nông nghiệp của ḿnh để đánh thắng chiến tranh.
Khi ném một quả bom nguyên tử, đối phương thấy Mỹ sở hữu vũ khí không thể tưởng tượng nổi trước khoảng khắc đó. 60 năm sau, khi bom đạn chính xác và máy bay chiến đấu tàng h́nh ra đời, thế giới tiếp tục chú ư đến Mỹ tiếp tục t́m cách giành được ưu thế chiến lược và chiến thuật bí mật, áp đảo trên phương diện vũ khí có thể tạo ra được khả năng răn đe to lớn.
Hơn 10 năm trước, các nhà hoạch định chính sách của Bộ Quốc pḥng Mỹ bắt đầu đưa ra các ư tưởng siêu vũ khí mới ngoài dự đoán của mọi người, cuối cùng được gọi là "chiến lược triệt tiêu lần thứ ba".
Trải qua 25 năm với chính sách “sai lầm” của toàn cầu hóa, điểm yếu chí tử của Mỹ sẽ là họ không thể có được nguyên tố đất hiếm từ trong nước, nhưng lại lệ thuộc rất lớn vào nguồn cung đất hiếm từ Trung Quốc.
Những siêu vũ khí của Mỹ đều lệ thuộc vào đất hiếm - gọi chung của 17 kim loại và nguyên tố đặc biệt, vừa không khai thác ở Mỹ vừa không gia công thành quặng ở Mỹ.
Hiện nay, Mỹ hoàn toàn lệ thuộc vào việc Trung Quốc cung cấp những sản phẩm quan trọng này. Trong khi đó, chúng là nguyên liệu nền tảng của từng trang bị quân sự hoặc hệ thống vũ khí quan trọng.
Từ máy bay chiến đấu tấn công liên hợp đến máy bay ném bom tấn công chiều sâu B-21 thế hệ tiếp theo. Từ điện tử hàng không đến máy tính, nguyên tố đất hiếm có vai tṛ mang tính quyết định không thể thay thế đối với ưu thế quân sự của Mỹ.
Máy bay chiến đấu F-35 Mỹ. Ảnh: Defense News.
Tính độc đáo của những nguyên liệu này như từ tính mạnh trong điều kiện nhiệt độ cao, có lợi cho dẫn đường chính xác để tên lửa ngắm chuẩn mục tiêu, đem lại tiện lợi cho dẫn đường của hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu và giúp cho phi công được đẩy ra an toàn khỏi máy bay chiến đấu.
Xét tới giá trị quân sự và thương mại không thể phủ nhận của nguyên tố đất hiếm, ư nghĩa quan trọng của chúng đối với an ninh quốc gia Mỹ là không thể bác bỏ.
Một mỏ quặng đất hiếm cuối cùng của Mỹ đă đóng cửa vào năm 2015, từ đó chính phủ Mỹ không c̣n nhà cung ứng trong nước nào cung cấp đất hiếm và kim loại đặc biệt cho họ. Hiện chỉ có Trung Quốc đang tiếp tục sản xuất trong lĩnh vực này.
V́ vậy, trong một báo cáo gần đây, Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng Liên quân Mỹ Joseph Dunford cho rằng nền tảng công nghiệp quốc pḥng của Mỹ đang trở nên "ngày càng yếu ớt", điều này có ảnh hưởng lâu dài đến trạng thái sẵn sàng chiến đấu của quân đội.
Nguyên tố đất hiếm rất quan trọng đối với năng lực triển khai và đánh thắng chiến tranh của Mỹ, nhưng hành động của chính phủ Mỹ trong vấn đề này lại giẫm chân tại chỗ.
Một báo cáo năm 2016 của Cơ quan Giải tŕnh Chính phủ Mỹ cho rằng Bộ Quốc pḥng Mỹ không thể xác định các nguyên tố đất hiếm mà họ cần đến. Ba cơ quan của Bộ Quốc pḥng Mỹ đă lần lượt nghiên cứu vấn đề này, nhưng không đạt được ư kiến thống nhất, càng không muốn nói chỉ rơ con đường hướng tới cung ứng ổn định nguồn đất hiếm.
Đồng thời, một mỏ quặng sản xuất đất hiếm cuối cùng đă bán cho một công ty khai thác mỏ Trung Quốc vào tháng 6/2017 với giá 20 triệu USD.
Ư tưởng máy bay ném bom tầm xa thế hệ tiếp theo của Mỹ. Ảnh: Sina.
Lầu Năm Góc không thể bảo đảm được từ việc cung ứng nguyên liệu chiến lược cho sáng tạo của họ, nhưng lại tung ra chiến lược lớn về sức mạnh công nghệ, điều này quả thực là hoang đường.
Báo cáo "Đánh giá nền tảng công nghiệp" được Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố gần đây kiên tŕ yêu cầu quân đội ủng hộ nguồn cung ứng trong nước, v́ vậy đây có thể sẽ là một cơ hội để giải quyết vấn đề này.
Thư trao quyền của Hạ viện và Ủy ban quân sự Thượng viện Mỹ đều có nội dung bổ sung kinh phí cho phát triển nguồn đất hiếm trong nước, nhưng Ủy ban cấp phát có quyền lực lớn đến nay vẫn chưa tiến hành đầu tư cho nó.
Mặt hàng giá rẻ nam châm "2 USD/chiếc" đang thao túng hệ thống vũ khí trị giá 1 tỷ USD, có thể nghe th́ thấy không là ǵ, nhưng quan hệ quốc tế thay đổi thất thường, Mỹ không thể tiếp tục coi nhẹ điều kiện bất lợi lớn nhất về chiến lược.
Hiện nay Mỹ phải hành động, đưa ra một chính sách đất hiếm phù hợp, kết thúc sự lệ thuộc vào Trung Quốc. Trong các vấn đề liên quan đến an ninh của Mỹ, "tuyệt đối không thể dựa vào may rủi".