Vấn đề Triều Tiên đang làm đau đầu các nhà lănh đạo trên thế giới. Nhiều đời Tổng thống Mỹ đă không thể khống chế được việc sử hữu vũ khí hạt nhân của B́nh Nhưỡng. Nhiều người bi quan về t́nh h́nh Triều Tiên hiện tại nhưng theo một số chuyên gia, Tổng thống Mỹ Donald Trump đang đi đúng hướng.
Những quân bài dần dần lộ diện
Giới quan sát chính trị Mỹ không khỏi hoài nghi khi nh́n vào cách ông Trump xử lư hồ sơ hạt nhân Triều Tiên. Không những không ngăn chặn được đà phát triển vũ khí hạt nhân của quốc gia Đông Bắc Á này, Mỹ c̣n chưa cho thấy nước này có bất kỳ cách thức đối phó cụ thể nào trước những động thái khiêu khích của Triều Tiên ngoài những “lời đe dọa suông”.
Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: Reuters
Nhiều chuyên gia đă vội đổ lỗi cho ông Trump về “sự thất bại của Mỹ trong việc kiềm chế Triều Tiên”. Theo họ, chính sách của Tổng thống Mỹ Donald Trump đối với Triều Tiên là “tiền hậu bất nhất” khi vào thời điểm nhậm chức, chính ông Trump bày tỏ “vinh hạnh được gặp nhà lănh đạo Triều Tiên Kim Jong-un” nhưng sau đó lại nhanh chóng thay đổi thái độ và tỏ ra đặc biệt cứng rắn với Triều Tiên.
Đă rất nhiều lần, Tổng thống Trump và các tướng lĩnh của ông khẳng định sẽ “sử dụng các biện pháp quân sự đối với Triều Tiên nếu cần thiết”. Mới đây nhất, hồi cuối tuần qua, chia sẻ trên tài khoản Twitter của ḿnh, ông Trump khẳng định, các cuộc đối thoại với Triều Tiên là vô ích và “Chỉ có một biện pháp là hữu hiệu!”.
Những lời lẽ này của ông Trump khiến những người thường xuyên chỉ trích ông có dịp rêu rao rằng, chính quyền của ông “chẳng có một chính sách cụ thể nào đối với Triều Tiên”. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, Tổng thống Mỹ Donald Trump thực sự có một kế hoạch rơ ràng để kiềm chế Triều Tiên và cách thức ông thực hiện kế hoạch này khiến họ có thể “lạc quan một cách thận trọng”.
Các chuyên gia phân tích, thắng lợi rơ rệt nhất của chính quyền Mỹ trong vấn đề Triều Tiên là họ đă gia tăng được sức ép về kinh tế và ngoại giao lên quốc gia Đông Bắc Á này. Các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc cần phải được nh́n nhận là “thắng lợi lớn đối với Washington” đặc biệt là khi cả Bắc Kinh và Moscow đều ủng hộ các lệnh trừng phạt này.
Hơn thế nữa, tác động của các lệnh trừng phạt này ngày một rơ rệt. Đă có 4 tàu chở hàng hóa có liên quan đến Triều Tiên bị toàn bộ 193 quốc gia thành viên của Liên Hợp Quốc cấm nhập cảnh. Động thái này được một quan chức của Liên Hợp Quốc mô tả là “chưa từng có tiền lệ”.
Trong khi đó, một số quốc gia như Qatar và Kuwait đă ngừng cấp thị thực mới cho công nhân Triều Tiên sang làm ăn tại đây. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn thu ngoại tệ của nước này. Ngoài ra, Ai Cập và Sudan cũng đang chịu áp lực rất lớn trong việc phải cắt đứt “những mối quan hệ ngầm” với Triều Tiên.
Trên mặt trận ngoại giao, Italia đă trở thành quốc gia thứ 5 trục xuất Đại sứ Triều Tiên. Chính phủ Mỹ cho biết, trong năm 2017, đă có hơn 20 quốc gia t́m cách hạn chế hoạt động ngoại giao của Triều Tiên trên lănh thổ của họ. Trên mặt trận quân sự, Triều Tiên cũng chịu nhiều sức ép khi Mỹ cùng với các đồng minh là Nhật Bản và Hàn Quốc liên tục tiến hành các cuộc tập trận nhằm răn đe nước này.
Tránh “vết xe đổ” dưới thời Tổng thống Obama
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia vẫn bày tỏ hoài nghi về thành công của chính sách của Tổng thống Donald Trump đối với Triều Tiên. Họ cho rằng, khó có chuyện Trung Quốc và Nga đồng t́nh với Mỹ trong việc gây sức ép đủ mạnh để Triều Tiên buộc phải dừng chương tŕnh hạt nhân và tên lửa của ḿnh.
Dù vậy, các chuyên gia này thừa nhận, cho đến thời điểm này, chính sách của Tổng thống Mỹ Donald Trump vẫn đạt được những kết quả đáng khích lệ hơn nhiều so với một thời gian dài “trắng tay” v́ “sự kiên nhẫn chiến lược” đối với Triều Tiên của chính quyền Tổng thống tiền nhiệm Barack Obama.
Cựu quan chức tài chính Mỹ Anthony Ruggiero nhận định: “Chính sách của ông Trump có vẻ có hiệu quả. Những nỗ lực ngoại giao hiện nay của Mỹ đều được “vũ trang” thêm bằng các lệnh trừng phạt thứ cấp khiến các công ty/quốc gia buộc phải cân nhắc đứng về phía Mỹ hay Triều Tiên và giống như với hồ sơ Iran, đa phần chọn Mỹ”.
Cùng chung quan điểm này, ông Jonathan D. Pollack, chuyên gia nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Chính sách Đông Á tại Viện Brookings cho rằng, chính sách của Tổng thống Donald Trump đối với Triều Tiên đang “tạo ra hiệu ứng đồng nhất”.
Ông Pollack cho rằng, nhiều quốc gia, trong đó có Trung Quốc đang “ḥa cùng bài ca” trong việc gây áp lực đối với B́nh Nhưỡng bởi “lợi ích kinh tế trong việc hợp tác với Mỹ là rất khó có thể làm ngơ”.
Chuyên gia Patrick Cronin, Giám đốc Chương tŕnh An ninh châu Á-Thái B́nh Dương, nhận định, Tổng thống Donald Trump đă lựa chọn đúng thời điểm để “tái khởi động việc gây sức ép đối với Triều Tiên vốn đă bị “đóng băng” quá lâu”.
Ngay trong giai đoạn áp lực lên Triều Tiên đang gia tăng mạnh mẽ, Mỹ đă tính tới cả phương án “mở lối thoát cho Triều Tiên” bằng cách đối thoại. Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson gần đây thừa nhận, Mỹ vẫn “duy tŕ một số đường dây liên lạc với Triều Tiên” để hai bên có thể đối thoại.
Ngoài ra, việc Triều Tiên quyết định cho một số nhà báo phương Tây đến nước này cũng cho thấy chính quyền B́nh Nhưỡng rất muốn nhận được “sự cảm thông” từ Mỹ. Trong khi đó, việc Triều Tiên yêu cầu tiến hành cuộc gặp với các nhà chiến lược của ông Trump cho thấy họ cũng muốn “hiểu rơ về Mỹ”.
Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo, dù đang đi đúng hướng, Tổng thống Donald Trump vẫn cần thay đổi thái độ của ḿnh để có thể đạt được mục tiêu đă đề ra đối với Triều Tiên. Theo các chuyên gia, những lời lẽ “đầy căng thẳng” của Tổng thống Donald Trump có thể “đóng sầm mọi cơ hội” để Mỹ và Triều Tiên “có thể ngồi lại với nhau”.
“Thay v́ t́m cách t́m hiểu về Triều Tiên bằng cách cử một phái đoàn cấp cao đến nước này để đối thoại với họ, ông Trump lại đang gây khó dễ cho các quan chức ngoại giao dưới quyền và chỉ trích mọi đề xuất liên quan đến các cuộc đối thoại Mỹ-Triều. Chỉ khi nào ông ấy thay đổi giọng điệu của ḿnh th́ vấn đề Triều Tiên mới mong được giải quyết”, Giáo sư Quan hệ Quốc tế tại Đại học Yonsei (Hàn Quốc) John Delury kết luận./.