Vietbf.com - Bức ảnh tiêm kích tàng hình J-20 của Trung Quốc bị rò rỉ hé lộ vũ khí nguy hiểm mới, là tên lửa chống bức xạ tầm xa thế hệ mới, tương tự như mẫu AARGM-ER của Mỹ, vì hệ thống dẫn đường của nó giống với AARGM-ER, đều là hệ thống dẫn đường phức hợp radar sóng milimet thụ động và radar bị động.
Tên lửa mới của Trung Quốc được cho là tương đối giống tên lửa AARGM-ER của Mỹ.
Vì sao Trung Quốc cần tên lửa chống bức xạ mới?
Gần đây, trên các trang mạng Trung Quốc xuất hiện ảnh J-10C mang theo tên lửa mới. Qua quan sát, có thể thấy loại tên lửa này sử dụng thiết kế không cánh, có sự khác biệt lớn so với tên lửa trang bị trên J-10C trước đó.
Theo một số suy đoán, đây có thể là tên lửa chống bức xạ tầm xa thế hệ mới của Không quân Trung Quốc, tương tự như tên lửa chống bức xạ AARGM-ER mà Mỹ mới công bố, dùng để đối kháng hoặc áp chế tên lửa phòng không tầm trung và tầm xa thế hệ mới như SM-6.
Tên lửa chống bức xạ chủ lực hiện nay của Không quân Trung Quốc là YJ-91, được phát triển dựa trên công nghệ KH-31P của Nga. Đặc điểm lớn nhất của YJ-91/KH-31P là sử dụng động cơ luồng tĩnh, do không cần chất chống oxy hóa nên trong điều kiện cùng khối lượng, kích thước, tầm bắn của nó xa hơn so với tên lửa động cơ rắn.
Tuy nhiên, động cơ luồng tĩnh cần phải có cửa hút khí, việc này đòi hỏi phải tăng cường thể tích và kích thước tên lửa. Vì vậy, tên lửa trên chiến đấu cơ thế hệ 4 chủ yếu sử dụng giá treo ở dưới cánh máy bay.
Đối với tiêm kích tàng hình thế hệ 5, do tên lửa được đặt trong khoang chứa đạn ở bụng máy bay nên sẽ kích thước của tên lửa không thể lớn như vậy.
Tên lửa chống bức xạ YJ-91 mà không quân Trung Quốc sử dụng
Kích thước của tên lửa chống bức xạ YJ-91 khiến việc đặt nó vào khoang đạn của J-20 tương đối khó khăn nên không quân Trung Quốc cần tới một loại tên lửa chống bức xạ thế hệ mới.
Mặt khác, YJ-91 sử dụng hệ thống radar thụ động, trong khi hiện nay, đã có nhiều loại phương thức đối kháng radar thụ động ra đời. Do đó, yêu cầu đặt ra với Trung Quốc là cần phải có tên lửa chống bức xạ thế hệ mới sử dụng hệ thống dẫn đường hiện đại hơn như AARGM-ER.
Mẫu tên lửa của Mỹ có thể tiến hành tìm kiếm chủ động đối với mục tiêu, có thể nhận biết được radar thật hay là mồi bẫy, nâng cao khả năng tấn công của tên lửa.
Những suy đoán ban đầu
Thiết kế khí động học không cánh của tên lửa mới mà J-10C mang theo có ưu điểm nhất định. Đó là lực cản nhỏ, tốc độ bay nhanh, tính năng cơ động tốt, kết cấu tên lửa đơn giản, kích thước và khối lượng tương đối nhỏ.
Đối với tên lửa chống bức xạ, tốc độ và tầm bắn đều là tiêu chí rất quan trọng, tốc độ nhanh sẽ giúp giảm thời gian phản ứng của đối phương, nâng cao khả năng đánh chặn của tên lửa.
Trong khi đó, nếu tầm bắn của tên lửa phòng không hiện đại ngày càng xa thì tầm bắn của tên lửa chống bức xạ cũng cần phải tăng cường để nâng cao khả năng sinh tồn của máy bay trên chiến trường.
Tuy nhiên, độ khó của thiết kế không cánh tương đối lớn, yêu cầu đối với hệ thống kiểm soát bay càng cao.
Phía trên thân tên lửa mới của Trung Quốc dường như không thấy cửa hút khí, do đó có thể suy đoán nó phải sử dụng động cơ rắn giống như AARGM-ER.
Để nâng cao tầm bắn của tên lửa, có thể sử dụng động cơ xung kép rắn, nó thông qua nhiều lần điểm hỏa động cơ để cải thiện việc phân bổ năng lượng bay của tên lửa, tăng tầm bay, kết hợp cách bố trí không cánh, làm giảm kích thước tên lửa, rất phù hợp với việc gắn trên khoang chứa đạn của tiêm kích thế hệ 5 như J-20.
Đối với tên lửa, hệ thống dẫn đường cũng quan trọng không kém. Mặt khác, do khả năng đối phó đối với tên lửa chống bức xạ của hệ thống phòng không hiện đại ngày càng mạnh nên hệ thống dẫn đường của tên lửa chống bức xa cũng được nâng cao.
Hiện nay, các cơ quan liên quan của Trung Quốc cũng có được sự tiến bộ lớn trong lĩnh vực dẫn đường phức hợp. Có thông tin cho rằng tên lửa không đối không tầm xa của Trung Quốc sử dụng hệ thống dẫn đường phức hợp hình ảnh hồng ngoại và dẫn đường radar chủ động, song, dường như không thấy rõ đầu dẫn hình ảnh hồng ngoại trong ảnh rò rỉ của tên lửa này.
Vì vậy, có thể suy đoán hệ thống dẫn đường của nó giống với AARGM-ER, đều là hệ thống dẫn đường phức hợp radar sóng milimet thụ động và radar bị động.
Trước đó, tại triển lãm Chu Hải 2016, đơn vị liên quan của Trung Quốc đã chỉ ra hệ thống dẫn đường phức hợp như AARGM-ER là phương hướng phát triển.
Cho đến thời điểm này, tạm thời có thể suy đoán loại tên lửa mới của Trung Quốc là tên lửa chống bức xạ thế hệ mới.
Nó có thể được đặt trong khoang chứa đạn của chiến đấu cơ tàng hình như J-20, đồng thời cũng có thể nâng cao khả năng của tên lửa trên chiến đấu cơ thế hệ 4 nhờ tầm bắn xa, uy lực mạnh, khả năng chống nhiễu, khả năng áp chế, đánh chặn tên lửa phòng không thế hệ mới như SM-6, thích hợp với yêu cầu của chiến trường hiện đại.
Loại tên lửa mới sau khi trang bị cho quân đội sẽ giúp khả năng áp chế phòng không của không quân Trung Quốc tăng đáng kể.