Nga hiện đang là một trong những quốc gia sở hữ những siêu vũ khí. Trên chiến trường Syria, Nga cũng chỉ thể hiện một phần sức mạnh quân sự. Mỹ và NATO cũng phải gờm trước những siêu vũ khí Nga.
Trong nhiều năm nay, Mátxcơva đă và đang phát triển các hệ thống vũ khí thế hệ tiếp theo và điều này đe dọa trực tiếp đến ưu thế vượt trội về quân sự của phương Tây. Theo National Interest, NATO hiện đang hết sức lo lắng về những vũ khí mới mà Nga sở hữu.
Siêu tăng Armata của Nga được xem là cuộc cách mạng về công nghệ tăng thiết giáp
Một trong các vũ khí nổi bật nhất của Nga hiện nay là xe tăng Armata T-14 . Xe tăng này đă được ra mắt từ năm 2015 với những tính năng mới đầy đột phá, bao gồm tháp pháo thông minh, bọc giáp đa tầng, trang bị pháo cỡ ṇng 125 mm và hệ thống bảo vệ chủ động mới mang tính cách mạng. Một số chuyên gia c̣n dự đoán Nga có thể sẽ có đến 2.300 xe tăng T-14 vào năm 2020, và NATO hăy coi chừng về khả năng này.
Tuy nhiên, các chuyên gia quốc pḥng Anh lại cho rằng mỗi năm Nga khó có thể sản xuất nhiều hơn 120 chiếc T-14. Theo một tuyên bố từ tháng 8/2017 của Thứ trưởng Quốc pḥng Nga, Nga sẽ có 100 chiếc T-14 vào năm 2020.
Ngoài ra Nga c̣n có T-15 phát triển dựa trên bộ khung của Armata, đây sẽ là phương tiện bọc thép được bảo vệ tốt nhất đi vào hoạt động.
Một vũ khí nổi tiếng khác của Nga là máy bay PAK- FA T-50, c̣n được gọi là Su-57. Chiếc máy bay tàng h́nh này hứa hẹn sẽ mang lại cho Không quân Nga ưu thế vượt trội trên không. PAK- FA T-50 được dự kiến sẽ chính thức ra mắt vào năm 2018 hoặc 2019.
Đặc biệt 12 chiếc Su-57 sẽ sớm được ra mắt. Công nghệ để phát triển PAK-FA hoàn chỉnh sẽ không sẵn sàng đưa vào sử dụng cho đến những năm 2020, khi động cơ phản lực Saturn sẵn sàng. Do đó PAK-FA sẽ sử dụng động cơ AL-41 để thay thế cho dù tính năng không tốt được như Saturn.
Tuy nhiên, 12 chiếc máy bay chiến đấu tàng h́nh này sẽ không tham chiến trên không với NATO cho dù chúng có thể tấn công bí mật vào các xe chở dầu hoặc các máy bay hỗ trợ AWAC. Nhưng báo Mỹ "d́m hàng" rằng Su-57 không thích hợp để thực hiện các cuộc đột kích sâu vào lănh thổ kẻ thù v́ phần đuôi của máy bay này không thật sự tàng h́nh.
Chiến đấu cơ tàng h́nh thế hệ năm T-50 của Nga
National Interest cho rằng những đề án này ít nhất cũng sẽ giúp Nga phát triển những vũ khí mới, sớm được đưa vào hoạt động trong một vài năm tới, cho dù số lượng sẽ không đủ lớn để thực sự làm thay đổi cân bằng quân sự.
Nhưng sau đó chắc chắn sẽ có một loạt các chương tŕnh khác nhằm nâng cấp và hiện đại hóa nền quân sự nước Nga, những kế hoạch đă triển khai sẵn nguyên mẫu hoặc thậm chí cả tài liệu thiết kế. Ví dụ như kế hoạch phát triển tàu khu trục lớp Lider chạy bằng hạt nhân mới vào giữa những năm 2020, tàu khu trục có khả năng đánh bại tàu tuần dương lớp Ticonderoga của Hải quân Mỹ.
Tuy nhiên, theo National Interest trích dẫn nguồn tin vào tháng 5/2017 cho biết, kế hoạch quốc pḥng Nga từ 2018- 2025 vẫn chưa chi ngân sách để phát triển tàu khu trục này. Nhưng chắc chắn trong tương lai nó sẽ được triển khai. Ngoài ra một đô đốc Nga c̣n khẳng định sẽ xây dựng thêm một siêu tàu sân bay trọng tải không thua ǵ hàng không mẫu hạm Mỹ.
Sau đó, Nga sẽ triển khai hệ thống tên lửa đất đối không S-500 Prometheus, về lư thuyết tương đương với hệ thống S-400 SAM được trang bị tên lửa cực siêu thanh 776N với mục đích chống tên lửa đạn đạo. Kể từ khi được phát triển vào năm 2009, Prometheus được cho là sẽ được đưa vào hoạt động vào năm 2016 hoặc 2017, nhưng đến nay vẫn chưa thấy Nga triển khai hệ thống này.
Hệ thống tên lửa S-400 khét tiếng của Nga
Tháng 7/2017, một thông báo từ phía Bộ quốc pḥng Nga tuyên bố S-500 đang được thi hành theo đúng kế hoạch, trong đó một số bộ phận của hệ thống này đang được kiểm nghiệm, và hệ thống đầu tiên sẽ được chuyển giao cho các đơn vị pḥng không vào năm 2020.
Ngoài ra Nga c̣n rất nhiều dự án khác như phát triển máy bay ném bom tàng h́nh Pak DA, máy bay ném bom Blackjack Tu-160M2 phiên bản nâng cấp và máy bay cực siêu thanh MiG-41 để thay thế máy bay đánh chặn MiG-31 Foxhound. Những dự án này cũng rất hữu ích, bên cạnh các chương tŕnh nâng cấp xe tăng T-90 và công nghệ xe tăng T-14, sản xuất xe thiết giáp Boomerang và Kurganets và xe chiến đấu BMD-4M.
National Interest cho biết, Nga đang phát triển nhiều loại vũ khí với khoản ngân sách hết sức eo hẹp tương đương với 50 tỷ USD.
Khoản ngân sách này đă giảm từ 3-7% trong một vài năm liên tiếp v́ giá dầu giảm và các lệnh trừng phạt của phương Tây sau khi Nga sáp nhập Crimea. Trong khi đó ngân sách quân sự của Mỹ lên tới 580 tỷ USD trong năm 2017 và của Trung Quốc là khoảng 200 tỷ USD.
Do đó Nga sẽ chỉ đủ khả năng sản xuất một số lượng nhỏ các loại xe tăng, máy bay chiến đấu và các hệ thống pḥng không.
Nhưng những vũ khí mới này vẫn sẽ giúp Nga tăng cường khả năng quân sự trên lănh thổ Nga và ở nước ngoài, cho dù rất nhiều trong số đó c̣n lâu mới được sản xuất đại trà. Dẫu vậy truyền thông nước Nga vẫn đang tích cực quảng cáo về những vũ khí này để phục vụ cho mục đích mua bán vũ khí, một nguồn thu nhập đáng kể cho nước Nga.
National Interest cho rằng sự tập trung quá mức vào công nghệ quân sự trong tương lai đă khiến Nga sao nhăng về sức mạnh hiện nay và sức mạnh quân đội trong tương lai gần. Trong thời gian qua, Nga đă chứng minh ḿnh là một nước có khả năng tác chiến không gian mạng và tác chiến chiến tranh lai.
Nga đă đầu tư tương đối nhiều vào khả năng này để khiến châu Âu và Mỹ bất ổn hơn là đầu tư vào máy bay tàng h́nh và xe tăng. Truyền thông Nga cũng tập trung khai thác những điểm yếu của phương Tây và đề cao sức mạnh Nga.
Những công nghệ mềm và những chiến thuật mới này đă được Nga áp dụng vào các thiết bị trên chiến trường, bao gồm hàng loạt các máy bay không người lái cùng các hệ thống tác chiến điện tử được thiết kế nhằm phá hoại mạng lưới tuyên truyền và các cảm biến của phương Tây.
Những thiết bị này có thể được sản xuất và triển khai nhanh hơn và rẻ hơn xe tăng và máy bay chiến đấu mới. Các hoạt động quân sự của Nga ở Ukraine và Syria cho thấy những thiết bị này có thể được đưa vào sử dụng trên chiến trường ra sao.
Quân đội Nga cũng đang thực hiện rất tốt với các loại tên lửa hiện có. Hệ thống tên lửa S-400 thực sự là một thách thức đối với máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư của phương Tây. Tên lửa đạn đạo Iskander của Nga triển khai từ Kaliningrad có thể tấn công thủ đô mọi nước châu Âu. Tên lửa hành tŕnh Kalibr được coi như Tomahawk của Nga, có cả biến thể chống tàu mà Hải quân Nga đă lắp đặt trên những tàu nhỏ cỡ tàu khu trục, khiến những tàu này được trang bị vũ khí tốt hơn Đội tàu tuần duyên của Mỹ. Và tất nhiên kho tên lửa đạn đạo hạt nhân của Nga vẫn luôn là mối quan ngại lớn đối với NATO trong trường hợp xảy ra đụng độ với Nga.
Chiến hạm hải quân Nga phóng tên lửa hành tŕnh Kalibr tấn công phiến quân Syria
Hơn nữa, quân đội Nga từ sau cuộc chiến Nga- Georgia năm 2008 đă được cải cách, trở nên gọn nhẹ hơn và hoạt động hiệu quả hơn. Hoạt động huấn luyện phi công cũng đă được Nga chú trọng trở lại kể từ sau những năm 1990, và đặc biệt là sau cuộc chiến Chechnya.
Tuy nhiên, 70% quân lính của Nga vẫn là lính nghĩa vụ, chỉ phục vụ trong quân đội trong ṿng 12 tháng, trong đó một nửa thời gian chỉ để huấn luyện những hoạt động cơ bản. Báo Mỹ cho rằng điều này có nghĩa là trong khi quân đội Nga triển khai các đơn vị chiến đấu tinh nhuệ để thực hiện các hoạt động đặc biệt th́ phần lớn quân đội đều không đạt tiêu chuẩn.
Trong khi đó, số tiền đầu tư vào các chương tŕnh vũ khí thế hệ thứ năm cho thấy Mátxcơva hiện nay hứng thú hơn với việc phát triển công nghệ mới cho tương lai hơn là tập trung vào sức mạnh hiện tại.
National Interest cho rằng Nga không mặn mà với việc tập trung sản xuất toàn diện để thay thế kho máy bay và xe tăng trong thời kỳ Chiến tranh lạnh hiện nay. Dường như Nga muốn đa dạng hóa các lựa chọn vũ khí hơn là tập trung tối đa hóa việc sản xuất vũ khí trong thời gian ngắn.
Tóm lại, National Interest kết luận rằng Nga có thể sẽ đạt được những công nghệ này trong thời gian tới nếu như Nga có nhiều tiền và khả năng sản xuất hơn, cùng động lực đẩy nhanh quá tŕnh sản xuất.
Những hệ thống mới này có thể sẽ khiến phương Tây thay đổi kế hoạch phát triển vũ khí thế hệ mới. Nhưng chắc chắn là với số lượng vũ khí tương đối nhỏ th́ những chương tŕnh này vẫn khó thay đổi được cân bằng quân sự giữa Nga và NATO trong thời gian ngắn.