Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo qua Nhật là hành động liều lĩnh. Thủ tướng Nhật cảnh báo Triều Tiên sẽ không có tương lai tươi sáng. Trong khi đó, tổng thống Hàn nhất quyết không đối thoại với Triều.
Người dân ở Seoul (Hàn Quốc) theo dơi thông tin vụ phóng tên lửa của B́nh Nhưỡng sáng 15-9 - Ảnh: REUTERS
Thế giới lại một phen rúng động vào ngày 15-9, sau khi Triều Tiên phóng tên lửa bay ngang lănh thổ Nhật Bản và rơi xuống Thái B́nh Dương.
Vượt mọi giới hạn
Chánh văn pḥng nội các Nhật Bản Yoshihide Suga cho biết tên lửa vừa qua phóng từ quận Sunan gần thủ đô B́nh Nhưỡng của Triều Tiên, rơi cách khu vực Hokkaido (Nhật Bản) khoảng 2.000km về phía đông.
Tên lửa này đạt độ cao 770km, bay trong 19 phút với phạm vi bao phủ 3.700km, phía quân đội Hàn Quốc báo cáo.
Dù chưa chắc chắn về loại tên lửa được sử dụng (nhiều khả năng là tên lửa đạn đạo tầm trung Hwasong-12), nhưng rơ ràng đây là lần phóng thử xa nhất của Triều Tiên tính tới nay.
Khoảng cách 3.700km nói trên tính ra đă ngấp nghé vùng lănh thổ của Mỹ ở đảo Guam (chỉ cách Triều Tiên 3.380km), theo CNN.
Triều Tiên từng cảnh báo về kế hoạch tấn công đảo Guam, và đây là lần thứ hai chỉ trong khoảng nửa tháng qua B́nh Nhưỡng thực hiện một vụ phóng tên lửa tầm trung.
Ngày 29-8, một tên lửa Hwasong-12 khác đă được phóng đi với khoảng cách 2.700km và cũng bay ngang lănh thổ Nhật Bản.
Phía Mỹ tự tin rằng tên lửa mới nhất của Triều Tiên không đe dọa đảo Guam, và cũng không có độ chính xác cao để phá hủy căn cứ quân sự Andersen của Mỹ tại đây.
Nhưng rơ ràng động thái thử tên lửa liên tục, xen lẫn là lần thử bom nhiệt hạch ngày 3-9 cho thấy Triều Tiên đang thách thức mọi giới hạn của dư luận quốc tế.
Lờn thuốc
Sự kiện lần này diễn ra chỉ bốn ngày sau khi Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc nhất trí các biện pháp mới trừng phạt B́nh Nhưỡng v́ các hành động phóng tên lửa và thử bom nhiệt hạch gần đây.
Nó phần nào cho thấy những áp lực quốc tế từ các kênh ngoại giao và kinh tế có vẻ không khiến Triều Tiên lung lay ư định phát triển vũ khí hạt nhân.
Thực tế, những phát biểu kiểu "lên án" của cộng đồng quốc tế dường như là phương thuốc đă "lờn" với Triều Tiên. Lên án Triều Tiên măi cũng thành ra... nhàm. Nhưng nếu không phản đối, đó lại là câu chuyện phức tạp về mặt chính trị, ngoại giao và cả quân sự.
Hàn Quốc, hàng xóm của Triều Tiên, có vẻ là bên khó xử nhất sau hàng loạt động thái của B́nh Nhưỡng vừa qua.
Khảo sát của Gallup cho thấy dư luận nước này đă nghiêng 60% theo hướng phải phát triển vũ khí hạt nhân để đáp trả Triều Tiên, tạo ra một viễn cảnh chạy đua vũ trang nguy hiểm.
Nhưng bản thân Tổng thống Moon Jae In lại là nhân vật cư xử mềm mỏng với phía bắc hơn người tiền nhiệm Park Geun Hye rất nhiều.
Bất chấp phía Hàn Quốc ngày 15-9 đă "phô diễn sức mạnh cơ bắp" bằng việc phóng hai quả tên lửa Hyunmoo-II, th́ ông Moon Jae In vẫn bác bỏ khả năng Seoul sẽ triển khai vũ khí hạt nhân.
Dù vậy trong ngày 15-9, tổng thống Hàn Quốc cũng cho thấy sự thay đổi cứng rắn về Triều Tiên ít ra về mặt câu chữ.
Ông khẳng định "đối thoại là không khả thi trong t́nh h́nh như thế này", và "chúng tôi có sức mạnh để hủy diệt Triều Tiên và khiến họ không thể hồi phục".
Trước đó, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe là người lên án mạnh mẽ nhất việc phóng tên lửa của Triều Tiên, khi khẳng định đó là hành động "không thể chấp nhận" và "Triều Tiên sẽ không có tương lai tươi sáng nếu tiếp tục bước trên con đường hiện tại".