Ung thư phổi rất khó có thể sống được dài lâu. Đây là căn bệnh giết người nhanh nhất trong các loại ung thư. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến ung thư phổi?
Ung thư phổi là căn bệnh xảy ra ở phổi, các khối u xuất hiện sẽ phát triển làm ức chế hoạt động của phổi, khiến phổi bị tổn thương nặng.
Hút thuốc, đặc biệt là thuốc lá điếu, cho đến nay là tác nhân chính gây ra ung thư phổi nặng nhất. Trong khói thuốc lá có chứa ít nhất 73 chất gây ung thư và một đồng vị phóng xạ của Poloni đó là Poloni-210. Tại các nước phát triển, 90% số ca tử vong do ung thư phổi ở nam giới trong năm 2000 được cho là do hút thuốc, tỉ lệ này đối với phụ nữ là 70%.
Nếu ngừng hút thuốc lá có thể làm giảm nguy cơ ung thư phổi một cách đáng kể.
Việc hít phải khói thuốc từ một người khác đang hút thuốc, hay thường được gọi là hút thuốc thụ động, là một trong những nguyên nhân gây ra ung thư phổi ở những người không hút thuốc.
Nguy cơ mắc bệnh đối với những người hút thuốc lá thụ động tăng lên từ 20 - 30% trong khi đối với những người làm việc trong môi trường có khói thuốc là 16 - 19%. Các nghiên cứu chỉ ra khói thuốc bay ra ngoài không khí từ điếu thuốc cháy (Sidestream smoke) nguy hiểm hơn nhiều so với loại khói mà người hút thuốc trực tiếp hít vào (Mainstream smoke).
Khí Radon
Radon là một loại khí không màu, không mùi được tạo ra từ hoạt động phân ră chất phóng xạ Radi là sản phẩm phân ră của Urani và được t́m thấy trong lớp vỏ trái đất. Các sản phẩm phân ră của quá tŕnh phóng xạ ion hóa vật chất di truyền, gây ra những sự đột biến mà đôi khi chuyển đổi thành ung thư.
Tại Mỹ, Radon là nguyên nhân gây ra ung thư phổi phổ biến thứ hai khiến khoảng 21.000 người tử vong mỗi năm. Mức độ tập trung khí Radon tăng lên mỗi 100 Bq/m3 th́ nguy cơ mắc bệnh tăng lên từ 8 - 16%. Hàm lượng khí Radon có sự khác biệt tùy vào khu vực và thành phần đất đá ở dưới mặt đất.
Amiăng
Amiăng là loại chất có thể gây ra nhiều loại bệnh ở phổi khác nhau, trong đó có ung thư phổi. Hút thuốc lá và Amiăng có ảnh hưởng kết hợp trong việc dẫn tới sự h́nh thành ung thư phổi. Đối với những người hút thuốc có tiếp xúc với Amiăng, nguy cơ mắc bệnh tăng tới 45 lần. Ngoài ra Amiăng c̣n có thể gây ra ung thư màng phổi, được gọi là u trung biểu mô màng phổi (khác với ung thư phổi).
Ô nhiễm không khí
Theo ước tính, ô nhiễm không khí ngoài trời là nguyên nhân của 1 - 2% số trường hợp mắc ung thư phổi.
Không khí nơi sống hoặc làm việc bị ô nhiễm sẽ khiến chúng ta dễ mắc các bệnh về phổi trong đó có ung thư phổi. Công nhân làm việc có tiếp xúc amiăng, công nghiệp hóa dầu, công nghiệp nhựa, khí đốt hoặc những công việc tiếp xúc với quá tŕnh luyện thép, ni-ken, crôm và khí than... cũng có nhiều nguy cơ bị ung thư phổi.
Di truyền
Khoảng 8% số ca ung thư phổi có nguyên nhân tới từ các yếu tố di truyền. Một người có quan hệ họ hàng với người bị ung thư phổi th́ nguy cơ mắc bệnh sẽ tăng lên 2,4 lần. Điều này khả năng là do sự kết hợp gen. Tính đa h́nh của các nhiễm sắc thể 5, 6 và 15 có tác động đến nguy cơ mắc ung thư phổi.
Nguyên nhân khác
Ngoài các nguyên nhân kể trên, c̣n nhiều yếu tố khác có mối liên hệ với ung thư phổi, như các chất (hóa học), nghề nghiệp, và kiểu t́nh trạng tiếp xúc với môi trường.
Một số kim loại: sản phẩm Nhôm, Cadimi và các hợp chất của Cadimi, các hợp chất Crom (VI), Berili và các hợp chất của Berili, sắt và thép nóng chảy, các hợp chất của Niken, Asen và các hợp chất vô cơ của Asen, Hematit khai thác dưới mặt đất.
Một số sản phẩm của sự cháy (cháy không hoàn toàn), than đá (khí thải phát ra trong nhà từ việc đốt than), khí hóa than, dầu nhựa than đá, than cốc, bồ hóng, khí thải động cơ Diesel.
Một số khí độc như Metyl ete, Bis-(clorometyl) ete, mù tạc lưu huỳnh, MOPP (hỗn hợp Vincristin-prednison-mù tạc Nitơ-procarbazin), hơi sơn. Sản phẩm từ cao su và bụi Silic ôxít kết tinh (bụi tinh thể SiO2).
Do các bệnh ở phế quản, phổi, xơ phổi kẽ vô căn, lao phổi cũ để lại di chứng xơ ở phổi... cũng sẽ có nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi cao.
Trên đây là những nguyên nhân gây nên bệnh ung thư phổi, nếu bạn đang làm việc trong một môi trường nhiều hóa chất độc hại hay có khói thuốc th́ nên có những hành động chống sự ô nhiễm để bạn cũng như những người xung quanh không có nguy cơ mắc ung thư phổi nhé.