Ngày 10/9, Mỹ đă công bố một bản dự thảo tŕnh lên LHQ sửa đổi lại các biện pháp trừng phạt Triều Tiên sau vụ thử hạt nhân lần thứ 6. Các nhà ngoại giao cho biết luật sửa đổi có phần nhượng bộ với Nga và Trung Quốc để t́m kiếm sự ủng hộ của hai thành viên này. Việc bỏ phiếu sắp tới sẽ diễn ra vào 11/9.
Sau 4 ngày thảo luận khó khăn, nhất là với Bắc Kinh và Moskva, Mỹ đă đồng ư bỏ đề nghị về đóng băng tài sản đối với nhà lănh đạo Kim Jong-un từng đề xuất trong dự thảo trước đó. Lệnh cấm vận dầu mỏ đối với Triều Tiên có thể được thực hiện từng bước.
Dự thảo mới cũng được đánh giá là mềm dẻo hơn khi đề cập đến t́nh h́nh người lao động Triều Tiên và việc thanh sát bắt buộc đối với các tàu của Triều Tiên nghi chở hàng hóa thuộc diện bị LHQ cấm.
Tuy nhiên, dự thảo mới vẫn bao gồm một lệnh cấm đối với hàng dệt may. Mục đích của các biện pháp trừng phạt mới là khiến Triều Tiên không có nhiều lựa chọn nào khác ngoài việc trở lại bàn đàm phán.
Hiện chưa rơ lập trường của Nga đối với các nỗ lực trên của Mỹ. Tổng thống Nga Vladimir Putin trước đó từng tuyên bố các biện pháp trừng phạt mới sẽ không giúp thuyết phục Triều Tiên từ bỏ chương tŕnh hạt nhân và Nga sẽ bỏ phiếu phủ quyết.
Trong khi đó, phát biểu với báo giới ngày 11/9, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng đă tái khẳng định lời kêu gọi của Bắc Kinh yêu cầu Hội đồng Bảo an LHQ có thêm các biện pháp, nhấn mạnh việc phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên nên đạt được thông qua các biện pháp ḥa b́nh và ngoại giao, đồng thời bày tỏ hy vọng các nước Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an có thể đạt được sự đồng thuận trong vấn đề này.
Về phần ḿnh, Triều Tiên phản đối kế hoạch siết chặt trừng phạt của LHQ, đồng thời cảnh báo Mỹ sẽ phải đối mặt với “một loạt hành động cứng rắn chưa từng thấy” nếu thúc đẩy áp đặt một Nghị quyết mới tại Hội đồng Bảo an LHQ.
Dự thảo trừng phạt Triều Tiên được đưa ra trong bối cảnh Tổng Thư kư LHQ Antonio Guterres trả lời phỏng vấn báo giới, nhận định thách thức của chương tŕnh hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên gây lo ngại sâu sắc và là cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất của thế giới trong nhiều năm qua, tương đương với những ǵ khiến Chiến tranh Thế giới thứ 1 nổ ra.
VietBF © sưu tầm