Đương kim Thủ tướng Đức, bà Angela Merkel đă để lại một ấn tượng lớn khi tranh luận trực tiếp trên truyền h́nh.
Đài truyền h́nh ZDF của Đức đă thực một cuộc khảo sát nhanh về cuộc tranh luận giữa 2 ứng cử viên Đương kim Thủ tướng Angela Merkel - đại diện cho Liên minh Dân chủ- Xă hội Cơ đốc (CDU/CSU) và ông Martin Schulz, Chủ tịch Đảng Dân chủ Xă hội Đức (SPD), cựu Chủ tịch Nghị viện châu Âu. Theo đó, bà Merkel có tỉ lệ ủng hộ cao hơn hẳn với đối thủ.
Thủ tướng Merkel tranh luận trực tiếp cùng cựu Chủ tịch Nghị viện châu Âu.
Cụ thể, đánh giá về độ tin cậy, tỷ lệ ủng hộ dành cho Thủ tướng Merkel là 49%, bỏ xa ông Schulz với 29%.
Về độ thuyết phục trong tranh luận, bà Merkel nhận được 55% sự ủng hộ c̣n ông Schulz là 35%.
Theo đánh giá chung của truyền thông Đức, đương kim Thủ tướng Merkel nổi lên như là người chiến thắng rơ ràng của cuộc tranh luận trên truyền h́nh duy nhất trước cuộc tổng tuyển cử dự kiến diễn ra trong tháng 9 này.
Trong 97 phút tranh luận, các ứng viên đă đề cập đến nhiều vấn đề "nóng" hiện được cử tri Đức rất quan tâm như cách thức giải quyết cuộc khủng hoảng di cư, căng thẳng ngoại giao giữa Đức - Thổ Nhĩ Kỳ, chính sách đối ngoại, an ninh nội bộ và công bằng xă hội.
Trong phần lớn thời gian tranh luận, ông Schulz chủ yếu công kích Thủ tướng Merkel xoay quanh vấn đề cuộc khủng hoảng di cư và quan hệ Đức - Thổ Nhĩ Kỳ.
Theo đó, ông chỉ trích quyết định mở rộng biên giới của Thủ tướng Merkel đă kéo theo nhiều hệ lụy như vấn đề giải quyết việc làm, hội nhập, chính sách xă hội, Hồi giáo cực đoan...
C̣n Thủ tướng Merkel khẳng định Đức đă nỗ lực phối hợp tốt giữa tiếp nhận người tị nạn để bổ sung vào thị trường lao động Đức, nhất là với lao động nữ.
Đối với hoạt động Hồi giáo cực đoan, bà Merkel cho rằng, dù đă gây ra những hành động kinh hoàng ở châu Âu song bà tin rằng "Hồi giáo thuộc về Đức".
Trong quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ, quan điểm hai bên có phần giống nhau nhưng cách thể hiện lại khác biết.
Chủ tịch SPD nói rằng, nếu ông là Thủ tướng Đức, ông sẽ hủy các cuộc đàm phán về sự gia nhập của Ankara vào Liên minh châu Âu (EU).
Bà Merkel th́ không tuyên bố đao to búa lớn như vậy nhưng bà có thể tận dụng thành tích lèo lái đất nước vượt qua không ít khủng hoảng thời gian qua để thu hút cử tri.
Nữ Thủ tướng Đức cho rằng, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không gia nhập EU khi căng thẳng giữa hai bên ngày càng leo thang. Thủ tướng Đức khẳng định sẽ yêu cầu EU ngừng đàm phán với Thổ Nhĩ Kỳ về vấn đề này.
Ông Schulz cũng tiếp tục đề cập tới vấn đề công bằng xă hội mà đă tập trung trong chiến dịch tranh cử.
Ông đề cập đến t́nh trạng thất nghiệp và nghèo đói nhưng bị bà Merkel dễ dàng đưa ra số liệu để đáp trả. Theo thống kê, 5 triệu người thất nghiệp khi bà Merkel bắt đầu nhiệm kỳ thủ tướng đầu tiên nhưng con số này hiện chỉ c̣n 2,5 triệu người.
Về chính sách đối ngoại, ông Schulz vài lần chỉ trích Tổng thống Mỹ Donald Trump trên trang Twitter và cho rằng đă đến lúc thế giới t́m giải pháp cho cuộc khủng hoảng Triều Tiên mà không cần đến ông chủ Nhà Trắng.
C̣n về phía bà Merkel, trong cuộc họp báo mùa Hè thường niên ở Berlin hôm 29/8 nằm trong chiến dịch tranh cử của ḿnh, đă lên tiếng kêu gọi Mỹ dỡ bỏ trừng phạt đối với Nga.
Dù không thẳng thắn chỉ trích Tổng thống Mỹ như đối thủ của ḿnh trong cuộc tranh cử, bà Merkel chỉ dùng lời nói để thể hiện quan điểm muốn hạ nhiệt cuộc đối đầu ngày càng căng thẳng giữa Mỹ và Nga để tránh tăng thiệt hại cho châu Âu.
Điều này được cho là bước đi khéo léo của bà Merkel dù đối với nước Nga, bất ngờ nhắc lại điều này đă khiến họ nhớ lại thời điểm sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, bà Merkel cũng từng công khai nghi ngờ tin tặc Moscow can thiệp vào cuộc bầu cử liên bang của nước này.
Giới quan sát nhận thấy, cuộc tranh luận đă không đề cập đến những vấn đề khác mà cử tri quan tâm cũng như đă được đưa ra trong cương lĩnh tranh cử của hai bên, như giáo dục, số hóa, năng lượng, khí hậu, đổi mới, t́nh trạng quan liêu...
Ngược lại với các ấn tượng mà bà Merkel thu được từ cử tri trong ṿng tranh luận, ông Schulz đă ngày càng khó thuyết phục được những cử tri c̣n lưỡng lự và tạo đà cho cuộc tổng tuyển cử dự kiến diễn ra vào ngày 24/9 tới với những ǵ đă thể hiện trên truyền h́nh.
VietBF © Sưu tập