Trung Quốc vẫn ôm mộng thâu tóm biển Đông. Các nước trong khu vực và trên thế giới phản bác mạnh mẽ liên quan đến vấn đề này. Trong khi đó, TQ liên tục đưa thông tin sai và tuyên bố Biển Đông là của ḿnh.
Phía Trung Quốc liên tục có những hành vi gây hấn trên Biển Đông của Việt Nam. Trong ảnh là tàu cá Trung Quốc, phía sau là tàu hải cảnh, xâm nhập sâu vùng biển Việt Nam
Ngày 1-9, hàng triệu học sinh tiểu học và trung học ở Trung Quốc bắt đầu năm học với loạt sách giáo khoa mới mô tả Biển Đông "là một phần lănh thổ của Trung Quốc".
Theo báo Japan Times, không chỉ Biển Đông, sách giáo khoa Trung Quốc c̣n "khoanh" luôn quần đảo Senkaku đang tranh chấp với Nhật (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư) thuộc về ḿnh.
Tờ báo Nhật b́nh luận rằng loạt sách giáo khoa mới phản ánh chính sách đối ngoại cứng rắn của dàn lănh đạo Trung Quốc, vốn xem các đảo tranh chấp ở biển Hoa Đông và một số khu vực khác là "lợi ích cốt lơi" của họ.
Người Nhật phản biện rằng sách giáo khoa Trung Quốc những năm trước cũng viết quần đảo Senkaku Nhật đang quản lư là lănh thổ Trung Quốc, tuy nhiên lại không thể cung cấp thông tin mô tả chi tiết các đảo này.
Ngoài ra, sách giáo khoa mới của Trung Quốc c̣n thay đổi một số sự kiện lịch sử, chẳng hạn dời thời điểm bắt đầu cuộc chiến tranh với Nhật từ năm 1937 (sự kiện Cầu Marco Polo) sang năm 1931 (sự kiện Măn Châu).
Trong thời gian qua, Việt Nam liên tục lên tiếng về những hành vi xâm phạm của Trung Quốc đối với vùng Biển Đông của Việt Nam.
Chẳng hạn vào chiều 31-8, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, bà Lê Thị Thu Hằng đă lên tiếng quan ngại về thông báo diễn tập quân sự của Trung Quốc ở khu vực ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ.
Trước đó, ngày 28-8, Cục Hải sự Trung Quốc có thông báo số HN0081 về việc Trung Quốc sẽ tiến hành diễn tập quân sự từ ngày 29-8 đến 4-9 tại khu vực ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, là khu vực mà Việt Nam và Trung Quốc đang tiến hành đàm phán phân định.
Ngày 31-8, trả lời câu hỏi của phóng viên về vụ việc này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nêu rơ: "Việt Nam hết sức quan ngại về việc Trung Quốc công bố tiến hành diễn tập quân sự trong khu vực ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ".
Bà Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh lập trường của Việt Nam là mọi hoạt động của nước ngoài trong vùng biển thuộc quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam cần phải được thực hiện phù hợp với các quy định của luật pháp Việt Nam và luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982.
"Việt Nam đề nghị Trung Quốc chấm dứt và không lặp lại các hành động làm phức tạp t́nh h́nh tại Biển Đông," bà Hằng nhấn mạnh.
Cũng theo Bộ Ngoại giao Việt Nam, trong ngày 31-8, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đă giao thiệp với đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội, để nêu rơ lập trường của Việt Nam về vụ việc này.