Sáng sớm nay 29/8, Triều Tiên lại tiếp tục phóng thử tên lửa đạn đạo tầm trung. Tên lửa này đă bay xa 2.700km rồi rơi xuống biển Nhật Bản. Phía Nhật Bản không hề có phản ứng nhằm đánh chặn tên lửa này. Điều này có bất thường?
Việc các hệ thống pḥng thủ tối tân của Nhật Bản hoàn toàn không có phản ứng nhằm đánh chặn tên lửa đạn đạo Triều Tiên thực ra chẳng có ǵ bất thường.
Tên lửa đánh chặn SM-3 được phóng đi từ tàu khu trục Aegis của Nhật Bản
Như một động thái mang tính khiêu khích, hôm nay ngày 29/8, lần đầu tiên sau 19 năm, Triều Tiên đă thực hiện một vụ phóng thử nghiệm tên lửa đạn đạo bay qua không phận Nhật Bản.
Trong đó quả tên lửa theo dự đoán có thể là Hwasong-10 hoặc Hwasong-12 thuộc loại tầm trung, nó leo lên độ cao 550 km rồi "hạ cánh" xuống địa điểm cách vị trí phóng 2.700 km, sau 29 phút bay trên bầu trời.
Đồ họa vụ phóng tên lửa đạn đạo vừa được Triều Tiên thực hiện
Nếu tên lửa có nguy cơ rơi xuống lănh thổ Nhật Bản, nó sẽ phải (và chỉ có thể) bị bắn hạ vào giai đoạn trở lại khí quyển hoặc chuẩn bị tiếp cận mục tiêu, lúc này mặc dù tốc độ tăng đến cực điểm nhưng đồng thời độ cao lại cho phép các hệ thống pḥng không có thể tiêu diệt.
Minh họa cơ chế đánh chặn tên lửa của Hệ thống pḥng thủ khu vực tầm cao giai đoạn cuối - THAAD
Hiện tại lá chắn pḥng thủ tên lửa của Nhật Bản gồm có loại tầm xa SM-3 bố trí trên các tàu khu trục Aegis lớp Kongo và Atago triển khai ở ngoài khơi, đây chính là lớp bảo vệ đầu tiên và quan trọng nhất.
Tiếp theo, trên đất liền có các tổ hợp Patriot PAC-3 tầm bắn ngắn cũng như độ cao hiệu quả nhỏ hơn so với SM-3, đảm nhiệm vai tṛ "hy vọng cuối cùng" nếu tên lửa Triều Tiên vượt qua lớp pḥng thủ của Aegis.
Hệ thống tên lửa pḥng không MIM-104 Patriot PAC-3 được Nhật Bản triển khai trên đất liền
Đối với tên lửa SM-3, tầm cao tối đa đă được thử nghiệm thành công của nó là 247 km, trong khi con số này ở PAC-3 chỉ là 24,2 km.
Độ cao trên chỉ hữu dụng khi bắn hạ tên lửa đạn đạo đă bước vào giai đoạn cuối của hành tŕnh, c̣n trong giai đoạn giữa như tên lửa vừa phóng của Triều Tiên, lúc bay qua lănh thổ Nhật Bản th́ cả SM-3 lẫn Patriot đều không có khả năng với tới.
Bên cạnh đó, cũng cần phải nói rằng căn cứ vào đường bay hiển thị trên radar, người Nhật thừa biết tên lửa Triều Tiên sẽ không rơi xuống đất liền của họ. Chính v́ chắc chắn như vậy, cho nên việc hệ thống pḥng không Nhật Bản chỉ "đứng yên quan sát" là điều dễ hiểu, không có ǵ khó giải thích.
Therealrtz©VietBF