Ấn Độ là một nước có tốc độ phát triển kinh tế cao nhưng cồn rát nhiều vùng vô cùng lạc hậu. Tệ nạn xă hội nhiều kinh khủng. Nhiều vùng nhà vệ sinh riêng cho mỗi gia đ́nh không có.
Xấu hổ khi phải đi vệ sinh ngoài đồng, nhiều cô quyết định ly dị hoặc hủy hôn v́ chồng hay hôn phu hứa xây toilet nhưng không giữ lời.
Toilet mới được dựng lên ở làng Marora, bang Haryana. Chính phủ của Tổng thống Narendra Modi năm 2014 phát động một chiến dịch nhằm chấm dứt t́nh trạng vệ sinh ngoài trời vào năm 2019. Ảnh: Harish Tyagi.
Nỗ lực xây nhiều hơn nhà vệ sinh ở Ấn Độ nhận được sự ủng hộ đặc biệt khi thẩm phán bang Rajasthan đồng ư cho một phụ nữ ly hôn chỉ v́ chồng cô không xây nhà vệ sinh, theo Guardian.
Sangeeta Mali, 23 tuổi, tŕnh bày tại ṭa án ở quận Bhilwara, bang Rajasthan, rằng chồng cô, Chotu Lal Mali, đồng ư xây nhà vệ sinh khi hai người kết hôn năm 2011, tuy nhiên, anh ta chưa bao giờ thực hiện lời hứa đó. Theo lời Sangeeta, cô xấu hổ khi phải đi vệ sinh ngoài cánh đồng quanh nhà ở làng Pur, v́ vừa không có sự riêng tư lại không thoải mái.
"Chotu luôn hứa sẽ xây toilet nhưng nói xong để đấy. Cuối cùng, anh ta từ chối thẳng thừng. Họ hàng bên nhà chồng cũng vậy. Mỗi ngày là một niềm đau khi tôi phải chờ đến tối để không ai trông thấy. Tôi cũng buộc phải nhịn, dù bụng đang 'biểu t́nh'. Tôi không thể sống với nỗi căng thẳng ấy nữa", Guardian dẫn lời Sangeeta chia sẻ.
Suốt hai năm qua, Sangeeta dùng toilet nhà mẹ đẻ cô ở làng khác. Cuối năm 2015, Sangeeta quyết định đệ đơn ly dị khi đợi măi vẫn chưa thấy chồng xây toilet. Câu chuyện này của Sangeeta đă được in trên trang nhất các báo ở Ấn Độ. Phán quyết được thẩm phán Rajendra Kumar Sharma đưa ra hôm 18/8 sau đó được trích dẫn rộng răi v́ từ ngữ mạnh mẽ.
Ông Sharma cho rằng, việc phụ nữ phải đi vệ sinh ở ngoài trời chẳng khác nào "tra tấn tinh thần" và là một điều nhục nhă, hổ thẹn trong thế kỷ 21.
"Phụ nữ ở các ngôi làng phải chờ trời tối mới đánh liều ra ngoài giải tỏa bản thân và v́ thế mà phải chịu... nỗi đau thể xác", thẩm phán Sharma nói. "Đó là nỗi đau mà những người dành rất nhiều tiền mua rượu, thuốc lá, điện thoại di động nhưng lại không có toilet trong nhà".
Rajesh Sharma, luật sư của Sangeeta, cho biết, ông vui khi theo đuổi vụ việc này.
"Chúng tôi rất lạc hậu so với nhiều quốc gia khác. Nếu muốn phụ nữ sống bằng ḷng tự trọng, nếu muốn đất nước vệ sinh và lớn mạnh lại, chúng ta phải xây nhà vệ sinh, không chỉ cho Sangeeta, mà tất cả phụ nữ Ấn Độ ở các ngôi làng và thành phố", Rajesh khẳng định.
Sangeeta không phải phụ nữ đầu tiên hành động trước các mối quan tâm về điều kiện vệ sinh. Hồi tháng 3, một cô dâu ở bang Telangana nhất quyết không kết hôn cho tới khi hôn phu chịu xây toilet. Tháng 4 năm ngoái, một cô dâu khác ở Kanpur hủy đám cưới vào phút cuối v́ lư do tương tự.
Trong số ước tính 2,3 tỷ người trên thế giới không có nhà vệ sinh, hơn 1/3 số này sống ở Ấn Độ. Năm 2014, chính quyền Tổng thống Narendra Modi phát động chương tŕnh xây hơn 100 triệu toilet và đặt mục tiêu chấm dứt t́nh trạng đi vệ sinh ngoài trời vào năm 2019.
Các cuộc tranh căi về điều kiện vệ sinh ở Ấn Độ thậm chí c̣n được đưa lên màn ảnh nhỏ bằng bộ phim lấy cảm hứng từ trường hợp của Sangeeta của Bollywood có tên Toilet: Một câu chuyện t́nh. Phim xoay quanh một phụ nữ dọa sẽ bỏ chồng nếu anh ta không xây nhà vệ sinh. Để cứu văn t́nh yêu và sự tôn trọng của vợ, người chồng đă bắt tay vào chiến dịch thay đổi chính sách không mấy được quan tâm của làng về nhà xí.
"Tôi không biết làm cách nào chúng ta có thể phóng tên lửa lên sao Hỏa và Mặt Trăng nhưng cũng không thể xây nhiều toilet để chấm dứt t́nh trạng vệ sinh ngoài trời ở khắp cả nước", Akshay Kumar, ngôi sao của bộ phim, tṛ chuyện với Times of India.
Trở lại với trường hợp của Sangeeta. Cô quay về ở cùng người mẹ góa bụa kiếm sống bằng nghề bán rau và chưa được xem phim của Akshay đóng.
"Tôi vui v́ họ đă dựng thành phim. Chúng ta cần nói về chuyện này mọi lúc, mọi nơi, cho tới khi có toilet. Chính phủ phải hành động nhanh hơn. Phụ nữ đang tuyệt vọng", Sangeeta tâm sự.