Các nhà thiên văn học mới có một tiên đoán về một hành tinh mới giống Trái đất. Hành tinh này được cho là ẩn nấp trong một hệ sao, cách Trái đất khoảng 16 năm ánh sáng. Thông tin này gây "sốt" với các nhà khoa học.
Các nhà thiên văn học tại Đại học Texas ở Arlington tiên đoán rằng đang có một hành tinh mới giống Trái đất có thể đang ẩn nấp trong một hệ sao chỉ cách Trái đất chúng ta khoảng 16 năm ánh sáng.
Khi tiến hành điều tra hệ thống sao Gliese 832, các nhà nghiên cứu đă t́m thấy có một hành tinh có cấu trúc tương đối giống Trái Đất, hoạt động tương đối ổn định.
Theo tính toán, hành tinh mới này có khối lượng gấp từ 1-15 lần khối lượng của Trái đất.
Nguồn ảnh: Phys.
Weiss cho biết: "Đây là một bước đột phá quan trọng chứng tỏ sự tồn tại của một hành tinh mới có thể đang tồn tại trong một hệ sao rất gần với chúng ta".
Tiến sĩ Satyal đă chứng minh được rằng hành tinh này có thể đang duy tŕ một quỹ đạo ổn định trong khu vực sinh sống của một sao lùn đỏ khoảng hơn 1 tỷ năm tuổi có tên là Gliese 832, sao này có khối lượng cũng như bán kính bằng một nửa của Mặt trời.
Ngoài ra, ngay vị tri tồn tại và đường quỹ đạo ổn định, các nhà khoa học đo được tốc độ tín hiệu xuyên tâm trên hành tinh mới này đạt 0,14 m / s.
Tuy nhiên, để hiểu rơ hơn về hành tinh mới này, các nhà khoa học tin rằng họ cần phải tiếp tục nghiên cứu thêm về tốc độ tín hiệu xuyên tâm cũng như là các phương pháp phân tích cấu trúc hành tinh chuyển tiếp, liên quan trong hệ thống cùng sao Gliese 832.