Mới đây, nhiều công ty Trung Quốc đă đầu tư hàng tỷ USD vào Syria. Tại sao Trung Quốc lại chọn quốc gia Trung Đông này?
Nhận định cuộc nội chiến Syria sắp kết thúc, Trung Quốc sớm đặt địa vị của ḿnh tại đây, một phần là nhằm đạt được lợi thế về mặt kinh tế, một phần là đạt được thế cân bằng về địa chính trị với Mỹ.
Theo Ria Novosti, các công ty tư nhân và quốc doanh của Trung Quốc dự định đầu tư hai tỷ USD vào nền kinh tế Syria - một đất nước đang trong t́nh trạng chiến tranh. Số tiền này sẽ được chi cho việc phục hồi mạng lưới điện cũng như hệ thống cấp nước, đường giao thông và nhà ở.
Trong khuôn khổ các cuộc đàm phán, các doanh nghiệp Trung Quốc và chính quyền Tổng thống Assad sẽ thảo luận thông tin chi tiết về hợp đồng thương mại nói trên. Và đây chỉ là bước đi đầu tiên. Các chuyên gia chắc chắn Bắc Kinh đang cố gắng không để tuột mất phần hợp đồng béo bở phục vụ việc tái thiết đất nước này, v́ họ tin rằng chẳng mấy nữa chiến sự sẽ kết thúc.
Syria – đường tới châu Âu của Trung Quốc
Sự quan tâm của Trung Quốc tới việc đảm bảo sự hiện diện của ḿnh ở Syria là hoàn toàn phù hợp với vị trí địa chính trị của đất nước này, bởi nó nằm ngay ngă tư của tuyến đường dẫn đến vùng Tiểu Á, châu Âu, đi qua Địa Trung Hải và bán đảo Ả Rập. Từ năm 2014, Bắc Kinh đă phát triển dự án "Con đường tơ lụa mới" - một mạng lưới vận chuyển toàn cầu cho phép vận chuyển hàng hóa và hành khách trong khu vực từ Trung Quốc sang châu Âu. Một trong những "hành lang" mà Bắc Kinh lên kế hoạch xây dựng chính là thông qua Syria, họ đă đầu tư mạnh vào nền kinh tế này từ năm 2011. Sự kiện "mùa xuân Ả Rập" nổ ra đă gây thiệt hại đáng kể đối với các lợi ích kinh tế của Trung Quốc. Bắc Kinh phản ứng bằng cách hỗ trợ ngoại giao cho Tổng thống Assad, đồng thời tránh đối đầu công khai với Washington.
Trả lời phỏng vấn trên tờ Sputnik, ông Fentszin Chen - nhà nghiên cứu thuộc Viện nghiên cứu quan hệ quốc tế đương đại Trung Quốc nhận định: Trong một thời gian dài Trung Quốc đă phải ở thế chờ đợi: "Syria nằm dọc theo con đường tơ lụa"- nhưng đối với Syria hiện giờ th́ điều quan trọng nhất – là chấm dứt chiến tranh, sau đó mới đến phần phục hồi kinh tế".
Tờ Asia Times nhận định, do quen với việc hành động một cách thận trọng, các doanh nhân Trung Quốc rất lo sợ việc người Mỹ ném bom sân bay Esch-Shayrat. Tuy nhiên, vào mùa hè năm 2017 t́nh h́nh có vẻ là khá thuận lợi để Trung Quốc khởi đầu các cuộc thảo luận về đầu tư. Vấn đề này đă được các doanh nhân Trung Quốc và đại diện của Damascus bàn tới trong khuôn khổ hội chợ triển lăm Syria tại Bắc Kinh vào ngày 9/7/2017 vừa qua. Hội trường nơi sự kiện này diễn ra đă rất đông đúc.
Theo ư kiến của nhà phân tích Pepe Escobar, bằng chứng cho thấy Trung Quốc sẵn sàng đầu tư vào Syria đó là: Bắc Kinh định đoán hồi kết của cuộc nội chiến đẫm máu chỉ ở trong tương lai gần. Chuyên gia cho rằng, "Trung Quốc đang xây dựng chiến lược cho những năm tới", và ngay từ bây giờ đang nhắm tới đảm bảo vị trí của ḿnh trong một đất nước Syria ḥa b́nh.
Syria có lợi ǵ đối với Trung Quốc?
Trong một cuộc phỏng vấn với hăng tin RIA Novosti, Chủ tịch Trung tâm Chiến lược Truyền thông Dmitry Abzalov cho biết, Trung Quốc đang trông chờ vào các hợp đồng béo bở để xây dựng lại đất nước bị tàn phá này. "Syria không có tiền, nhưng nếu muốn một nền ḥa b́nh lâu dài th́ sẽ phải tổ chức hội nghị quốc tế, và từ đó các quỹ tái thiết cơ sở hạ tầng sẽ được phân bổ", ông nhận định.
Trong t́nh huống này, Bắc Kinh có lợi thế khi xác định sớm sự hiện diện của họ. Chuyên gia cho rằng: "Trung Quốc không chỉ xây dựng đường sắt hoặc đường điện, mà họ c̣n làm theo công nghệ riêng của ḿnh, có nghĩa là để duy tŕ mạng lưới cơ sở hạ tầng này trong tương lai sẽ phải cần các chuyên gia Trung Quốc. Điều đó có thể được coi là chiến lược lâu dài của Trung Quốc".
Ngoài các hợp đồng béo bở tại Syria, Bắc Kinh sẽ quan tâm tới cả nguồn hydrocarbon nằm quanh thành phố Deir ez-Zor. Kể từ năm 2011, tại Syria, Trung Quốc đầu tư tập trung chủ yếu trong lĩnh vực dầu khí.
Một điểm quan trọng nữa đối với Trung Quốc có thể là sự hiện diện về mặt địa chính trị tại Syria. Trong khi Hoa Kỳ cho thấy sự quan tâm của họ đối với các nước láng giềng với Trung Quốc, th́ Bắc Kinh tự nhiên cũng phải đưa ra phản ứng tương xứng. Về mặt địa lư Syria nằm gần với các đối tác của Washington như Thổ Nhĩ Kỳ và Ả Rập Xê-út. Nếu thực hiện dự án tại biên giới của các nước này, Trung Quốc cho thấy rằng họ sẽ thoát khỏi sự cô lập về địa chính trị ở vùng Viễn Đông, mà Washington áp đặt.
Con Rồng ở Trung Đông liệu có làm Nga lo sợ?
Ông Dmitry Abzalova nhận định, việc Trung Quốc vào Syria trong tương lai gần sẽ không gây tổn hại cho lợi ích địa chính trị của Nga. "Không chắc Trung Quốc sẽ nhận được ǵ từ chính quyền ông Assad: nhưng chắc chắn hơn cả là sự hợp tác này sẽ chủ yếu là về mặt kinh tế. Có nghĩa là Moscow và Bắc Kinh sẽ chia sẻ vai tṛ với nhau: phần quân sự là của Nga, c̣n phần kinh tế - Trung Quốc sẽ đảm nhiệm".
Chính quyền Syria tỏ rơ quan điểm rằng Moscow cũng có thể tham gia vào việc tái thiết đất nước sau chiến tranh. Tháng 7 vừa qua, Đại sứ Syria tại Trung Quốc ông Imad Moustapha tuyên bố: việc thực hiện bất kỳ dự án kinh tế nào sẽ được ưu tiên trao cho Nga, Trung Quốc và Iran.
VietBF © sưu tầm