Mới đây, các nguồn tin t́nh báo Mỹ cho biết nhà máy Yuzhmash đă bán “chui” những động cơ tên lửa cho Triều Tiên. Nhờ đó Triều Tiên đă tiến bộ vượt bậc trong tên lửa. Vậy đâu mới là sự thật?
Theo đó, việc Triều Tiên bất ngờ thử thành công tên lửa đạn đạo xuyên lục địa sau hàng loạt thất bại đă khiến giới chuyên gia đặt ra nghi vấn về khả năng B́nh Nhưỡng thay đổi cấu trúc và đối tác công nghệ trong thời gian gần đây. Sau khi nghiên cứu, họ đưa ra giả định rằng các động cơ tên lửa mới của Triều Tiên có cấu trúc giống động cơ RD-250 thời Liên Xô.
Từ đó, các chuyên gia tập trung sự chú ư vào nhà máy sản xuất tên lửa Yuzhmash ở thành phố Dnipro, Ukraine, một nhà máy sản xuất chính các động cơ tên lửa của Nga. Thời điểm năm 2014, nhà máy này đă trải qua giai đoạn hết sức khó khăn.
Triều Tiên phô diễn sức mạnh quân sự.
Khi đó, việc Nga từ chối làm mới kho hạt nhân đă khiến nhà máy không được sử dụng hết công suất dẫn tới việc họ phải t́m tới những giao dịch kiểu “chợ đen”. Do vậy, các chuyên gia cáo buộc nhà máy Yuzhmash đă cung cấp động cơ giúp Triều Tiên thử nghiệm thành công 2 vụ thử tên lửa xuyên lục địa hồi tháng trước.
New York Times c̣n dẫn lời nhận định của Michael Elleman, chuyên gia tên lửa của viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) cho hay Yuzhmash chỉ là một trong số các nguồn cung, bởi Nga cũng có thể có liên quan. Ông nói rằng nhiều khả năng giới chức Ukraine không biết về các giao dịch “đen” nói trên.
Phía Chính phủ Ukraine cũng đă đưa ra phản ứng đối với những cáo buộc từ tờ báo Mỹ. Tổng thống Petro Poroshenko tuyên bố sẽ ra lệnh điều tra vụ việc: “Dù những cáo buộc với Ukraine là vô lư nhưng chúng tôi vẫn kiểm tra cẩn thận”. Ông cho biết, cuộc điều tra sẽ do Hội đồng An ninh Quốc gia Ukraine, công ty Hàng không vũ trụ Yuzhmash và các quan chức cùng giám sát.
Triều Tiên đă đạt được nhiều tiến bộ trong chương tŕnh tên lửa và hạt nhân (Ảnh minh họa).
Trên tờ Sputnik, nhận xét về những cáo buộc của tờ New York Times đối với công ty Yuzhmash, nhà báo người Ba Lan Janusz Niedzwiedzki nói: “Sau biểu t́nh Maidan, kinh tế Ukraine sa sút, t́nh trạng tham nhũng tại nước này diễn ra tràn lan. Nhiều khả năng trong bối cảnh ấy, một số nhân vật trong những tập đoàn tên lửa của Ukraine đă bán kinh nghiệm của họ cho Triều Tiên. Nhưng tôi nghĩ là Chính phủ Ukraine không biết điều đó”.
Ông Janusz Niedzwiedzki lo ngại về khả năng Ukraine nhận vũ khí sát thương từ Mỹ, bởi điều đó cho thấy Washington đang muốn làm gia tăng xung đột ở vùng Donbass.
“Nếu Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết cung cấp vũ khí cho Kiev, Mỹ sẽ lợi dụng đó làm công cụ trong các cuộc đàm phán với Nga về tương lai của Ukraine. Căng thẳng sẽ từ đó leo thang”, ông Niedzwiedzki lưu ư.
Trong khi đó, nhận định về vấn đề này, chuyên gia phân tích quân sự người Nga Vladimir Novikov cho hay: “Chúng ta không biết chắc liệu công nghệ động cơ tên lửa Ukraine đă rơi vào tay Triều Tiên hay chưa. Tuy nhiên, nếu điều đó đă xảy ra th́ quá tŕnh chế tạo tên lửa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân của B́nh Nhưỡng sẽ nhanh hơn so với trước đây”.
Nói về khả năng chuyển giao công nghệ giữa Yuzhmash và Triều Tiên, ông Novikov cho rằng nó có thể được chia thành nhiều giai đoạn.
“Nếu (công ty Ukraine) thực sự bán công nghệ cho Triều Tiên, có thể nó được thực hiện thông qua các quốc gia thứ ba hoặc thứ tư. Khi đó, với công nghệ tiên tiến, Triều Tiên có khả năng phát triển tên lửa tầm trung và tầm xa có tầm bắn lên đến 11.000km”, Novikov nhấn mạnh.
Ông cũng lưu ư, sẽ không mất nhiều thời gian để các chuyên gia Triều Tiên áp dụng những công nghệ mới này sau hàng thập kỷ nghiên cứu và phát triển chương tŕnh tên lửa và hạt nhân. Giới chuyên gia đều nhận xét, sau ngần ấy năm nghiên cứu trong điều kiện khó khăn, B́nh Nhưỡng đă đạt được những thành công nhất định mà ít ai ngờ tới.
Những căng thẳng quanh chương tŕnh tên lửa của B́nh Nhưỡng vẫn tiếp tục nóng lên trong thời gian qua, sau khi Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc áp đặt những lệnh cấm vận mới với Triều Tiên. Diễn biến đó đă châm ng̣i cho một cuộc “khẩu chiến” giữa Washington và B́nh Nhưỡng.
VietBF © Sưu tập