Trước hành động coi thường luật pháp Đức của CSVN. Đồng thời cùng những bằng chứng trong vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh tại Đức mà nước này đang có. Dân biểu Đức kêu gọi lệnh trừng phạt đối với Việt Nam sau vụ bắt cóc.
Các dân biểu Hạ viện Đức kêu gọi phải có biện pháp quyết liệt hơn để trừng phạt Việt Nam sau vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh ở Berlin, một hành động bị chính phủ Đức cáo buộc là một “vi phạm trắng trợn” đối với luật pháp Đức.
Báo Der Spiegel dẫn lời dân biểu Burkhard Lischka phát biểu: “Theo ư tôi, cần trục xuất thêm mật vụ, nhân viên t́nh báo Việt Nam khác nữa và đóng băng các ngân khoản dành riêng cho các dự án cá thể trong khuôn khổ chương tŕnh viện trợ hợp tác phát triển” cho Hà nội.
Nhật báo Sueddeutsche Zeitung và các báo lớn khác của Đức như WallStreet-online.de, GermanDailyNews.com và HasePost.de hôm 12/8 đều đăng tải phát biểu của dân biểu Lischka, Phát ngôn viên về chính trị nội vụ trong khối nghị viên đảng Dân chủ Xă hội Đức (SPD).
Dân biểu Lischka khẳng định với VOA hôm 17/8 về lời kêu gọi này nhưng từ chối b́nh luận thêm về những biện pháp mà ông đưa ra.
Truyền thông Đức cũng trích lời một dân biểu khác, ông Juergen Hardt, kêu gọi các biện pháp chung của khối Liên minh Châu Âu đối với Việt Nam. Dân biểu Hardt, người phát ngôn về ngoại giao của khối nghị viên đảng Dân chủ Thiên chúa giáo (CDU) đề xuất các biện pháp như trục xuất thêm nhiều người khác – như đă trục xuất một nhân viên sứ quán Việt Nam tại Berlin – người bị chính phủ Đức tuyên bố là “không được hoan nghênh” (persona non grata).
Dân biểu Hardt nói rằng những biện pháp chế tài mà ông kêu gọi, không nên làm hại đến người dân Việt Nam.
Chính phủ Đức cáo buộc Việt Nam thực hiện vụ bắt cóc cựu lănh đạo ngành dầu khí Trịnh Xuân Thanh, người bị Hà Nội truy nă về tội danh làm thất thoát gần 150 triệu USD trong thời gian điều hành Tổng Công ty cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC).
Sau khi Hà Nội không đáp trả yêu cầu của Berlin cho phép ông Thanh trở về Đức để được xét đơn tị nạn theo đúng tŕnh tự, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Đức cho biết là chính phủ Đức “đang xem xét những biện pháp tiếp theo để cho các đối tác Việt Nam biết rằng chúng tôi không thể chấp nhận hành động đó.”
Theo phân tích của tạp chí Forbes, một trong những lựa chọn để đối phó với Việt Nam là Đức sẽ hạn chế nguồn tài trợ phát triển cho nước này.
Năm 2015, Đức cam kết 257 triệu USD tiền viện trợ phát triển cho Việt Nam trong 2 năm.
Forbes dẫn lời một nhà phân tích khẳng định chính phủ của thủ tướng Angela Merkel đang vận động hành lang các nước láng giềng trong khối EU để ngăn cản tiến tŕnh đàm phán Hiệp định thương mại tự do EU-Việt Nam (EVFTA) mà cả 2 bên đă nhất trí vào tháng 12/2015.
Hiệp định thương mại giữa Việt Nam và 28 nước thành viên châu Âu dự kiến sẽ được thông qua trong năm nay và sẽ có hiệu lực vào năm sau.
Theo đánh giá của Forbes, việc các mật vụ Việt Nam bắt cóc ông Thanh ở Berlin có thể làm đổ bể hiệp định được đánh giá là vô cùng quan trọng đối với Việt Nam, đặc biệt sau khi Hiệp định đối tác xuyên Thái B́nh Dương (TPP) không thành v́ sự rút lui của Mỹ.
Đức là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong khối EU và giá trị thương mại 2 chiều Việt Nam-EU đă tăng 38 tỷ USD trong 1 thập niên qua lên 48 tỷ USD. EVFTA dự kiến sẽ giúp GDP của Việt Nam tăng khoảng 15%.
Tuy nhiên theo đánh giá của một cựu chủ nhiệm văn pḥng chính phủ, Việt Nam “đă tiên liệu sẽ xảy ra chuyện này chuyện kia. Có thể sẽ phải chấp nhận khi phải làm một công việc để làm trong sạch nội bộ.”
Luật sư Trần Quốc Thuận nói với VOA rằng Việt Nam “phải đem (Trịnh Xuân Thanh) về v́ rơ ràng TXT là đầu mối, là một nút thắt trong một vụ án tham nhũng lớn ở Việt Nam.”
Các luật sư của ông Trịnh Xuân Thanh, đảm trách hồ sơ xin tị nạn của ông ở Đức, cho rằng có một thế lực chính trị đứng đằng sau vụ việc này.
Hôm 16/8, Bộ Ngoại giao Đức cho VOA Việt Ngữ biết chính phủ Việt Nam đă tiếp cận Đức và đề nghị đối thoại. Cùng ngày, người phát ngôn Bộ Ngoại giao tuyên bố Việt Nam “mong muốn duy tŕ phát triển quan hệ đối tác chiến lược với Đức”.