Trong khi Trung Quốc thường bị gọi là kẻ đứng đầu trong việc nhái hàng của các nước bất kể từ hàng ǵ, từ cái kim cho đến máy bay. Tuy nhiên, mới đây Trung Quốc lại đang tỏ ra giận dữ buộc tội các nước khác sao chép và đánh cắp công nghệ đường sắt cao tốc mà Bắc Kinh đă bỏ ra nhiều công sức để có được.
(Nguồn: shanghaiist.com)
Trung Quốc đang là nước dẫn đầu thế giới về đường sắt cao tốc với 20.000km đường sắt và những con tàu có thể chạy với vận tốc 400 km/h.
Tuy nhiên, theo một bài xă luận đăng trên tờ Procuratorial Daily, các nước khác hiện đang thu lợi từ thành công của Trung Quốc bằng cách lợi dụng thành tích ít ỏi của quốc gia này trong việc bảo vệ sở hữu trí tuệ.
Bài xă luận đă giải thích rằng sau nhiều năm nỗ lực để làm chủ những công nghệ cốt lơi của đường sắt cao tốc, Trung Quốc đă bắt đầu xuất khẩu công nghệ ra nước ngoài, và các công ty nước ngoài chỉ cần đơn giản là sao chép công nghệ này thông qua các hồ sơ công khai rồi sau đó nộp hồ sơ xin bằng sáng chế.
Để chống lại xu hướng này, bài xă luận cho rằng, Trung Quốc cần nhấn mạnh hơn nữa việc bảo vệ sở hữu trí tuệ và bảo hộ bằng sáng chế mỗi khi phát triển công nghệ mới, theo gương các đối thủ phương Tây.
Thời điểm đăng bài xă luận cũng rất đáng chú ư v́ nó được đăng chỉ 2 ngày sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump ra lệnh tiến hành một cuộc điều tra về những thông lệ sở hữu trí tuệ, vốn nổi tiếng là lỏng lẻo, của Trung Quốc.
Trung Quốc từ lâu đă được gọi là "miền Tây hoang dă" khi nói tới bằng sáng chế, nhăn hiệu và luật bản quyền. Nhiều công ty nước ngoài phàn nàn về việc các tài sản hữu trí tuệ của họ bị các công ty Trung Quốc đánh cắp, trong khi họ không được tiếp cận thị trường rộng lớn này.
Vừa qua, công nghệ đường sắt cao tốc đă được các phương tiện truyền thông Trung Quốc liệt vào danh sách "Tứ đại phát minh mới" của nước này. Song bản danh sách đă bị nhiều người chế giễu v́ không có sáng chế nào trong số đó được phát minh ở Trung Quốc.
Trung Quốc bắt đầu nghiên cứu đường sắt cao tốc với sự giúp đỡ của các công ty đến từ nhiều nước như Nhật Bản, Đức và Pháp trong những năm 2000. Các công ty nước ngoài này đă kư hợp đồng liên doanh với doanh nghiệp địa phương nhằm tiếp cận thị trường Trung Quốc rộng lớn.
Tuy nhiên, ngay khi các kỹ sư Trung Quốc bắt đầu học được bí mật công nghệ, các công ty nước ngoài dần bị đẩy ra khỏi thị trường bởi những đối thủ trong nước - chính là những công ty đă sao chép công nghệ rồi "hất cẳng" họ với sự hỗ trợ của chính phủ.
Bởi vậy, việc Trung Quốc quy kết các công ty nước ngoài "sao chép" công nghệ tàu cao tốc của nước này có lẽ là một ví dụ thực tế cho câu nói "gậy ông đập lưng ông".
Therealtz © VietBF