Cải thiện mối quan hệ giữa Nga và Mỹ ở thời điểm là một việc vô cùng khó khăn, tuy nhiên là điều cần thiết để đảm bảo ổn định an ninh Mỹ. Đó là b́nh luận của tác giả Dimitri K. Simes trong một bài b́nh luận được đăng trên tờ National Interest.
Tác giả Dimitri K. Simes cho rằng sự thù địch lẫn nhau đang đe dọa nền văn minh của Nga và Mỹ. Trong ngắn hạn, Nga có thể tăng cường hành động, gây nguy hiểm đến lợi ích và giá trị của Mỹ mà không gặp nhiều rủi ro. Theo đó, Mỹ cần t́m cách b́nh thường hóa các mối tương tác với Nga. Washington hoàn toàn nên làm vậy một cách tỉnh táo, không ảo tưởng và mạnh mẽ.
Ngày nay, Mỹ và Nga là những kẻ đối đầu trong cách tiếp cận đối với các vấn đề quốc tế quan trọng, các hệ thống chính quyền khác nhau, và trong nhiều khía cạnh, có những giá trị khác nhau. Cả hai bên cũng đang phải đương đầu với những trở ngại trong nước nhằm nỗ lực thiết lập một mối quan hệ tốt đẹp hơn.
Những trở ngại này đặc biệt khó khăn ở Mỹ, nơi mà quốc hội, các phương tiện truyền thông chính thống và phần lớn công chúng Mỹ cho rằng nước Nga là một kẻ thù. Không giống như Trung Quốc, Nga chỉ giới hạn tương tác kinh tế với Mỹ - và do đó ít người Mỹ thấy mặt tích cực trong quan hệ với Nga.
Tổng thống Nga Vladimir Putin định h́nh chính sách đối ngoại của đất nước ở tầm khá vĩ mô, bao gồm việc muốn thiếp lập cả sự khởi đầu mới với Washington. Tuy nhiên, trong thời kỳ khó khăn về kinh tế trước thềm cuộc bầu cử tổng thống Nga năm 2018, ông Putin không muốn thể hiện sự mềm yếu trước các áp lực từ bên ngoài.
Cùng lúc, cả Nga và Mỹ tiếp tục tính toán làm sao để mức độ ảnh hưởng từ quan hệ của họ tới các đối tác thân cận của mỗi bên. Do đó, ví dụ, Nga không thể xem thường phản ứng của Trung Quốc và Iran nếu họ nhận thấy Nga “dễ tính” với Mỹ trong vấn đề Triều Tiên, Syria hay các vấn đề khác – đặc biệt là khi sự linh hoạt của Moscow đang thỏa hiệp với lợi ích của họ.
Tuy nhiên, việc không ngăn chặn ḍng xoáy đi xuống trong mối quan hệ giữa Nga và Mỹ sẽ tạo ra một mối nguy hiểm thật sự. Kịch bản xấu nhất, ít khả năng xảy ra nhất, là một cuộc đối đầu quân sự có thể dẫn đến một sự leo thang không tài nào kiểm soát và thảm họa toàn cầu. Nhiều người bác bỏ nguy cơ này, cả Nga và Mỹ đều không muốn tự tử và sẽ t́m mọi cách để kiềm chế. Tuy nhiên, lối suy nghĩ cho rằng phía bên kia sẽ rút lui từng là lư do dẫn đến cuộc Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất.
Trong bài viết của ḿnh, tác giả Dimitri K. Simes nhận định, khó có thể biết điều ǵ sẽ xảy ra, nếu xảy ra xung đột, liệu sẽ là một cuộc không chiến giữa Nga và Mỹ hay tàu chiến Mỹ sẽ tấn công căn cứ của Nga ở Syria. Nga có thể sẽ trả thù bất đối xứng, có thể ở miền đông Ukraine, cuộc chiến có thể leo thang và lan rộng, buộc NATO phải sử dụng Điều 5 để bảo vệ đồng minh. Nước Mỹ hạn chế nghĩ đến phương án vũ khí hạt nhân v́ hậu quả khủng khiếp của nó cũng như hiệu quả là ít thiết thực. Trong khi đó, học thuyết quân sự Nga xem vũ khí hạt nhân là một chiến thuật khả thi nếu Nga bị tấn công nghiêm trọng. Sẽ chẳng ai biết cuộc đối đầu này sẽ dẫn đến đâu cả.
Bỏ qua cuộc tranh luận về hạt nhân, từ chối ngoại giao với Moscow v́ họ công nhận một chính phủ bất hợp pháp (ám chỉ sự can thiệp của Nga vào Ukraine và vụ việc Crimea sáp nhập vào Nga) hay tung hê những hành vi xấu có thể khiến các quan chức Nga cho rằng họ chẳng có ǵ để mất trong quan hệ với Mỹ, phải làm suy yếu và đối đầu với một nước Mỹ mà họ cho là thù địch.
Những cáo buộc liên quan đến cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2016, nếu đặt vào bàn cân để so sánh, sẽ là quá mờ nhạt trước một cuộc tấn công nghiêm trọng và bền vững nhắm vào hệ thống tài chính và các tổ chức xă hội khác của Mỹ, tất cả có thể sẽ xảy ra chỉ với một cuộc tấn công mạng. Sự trả thù không mang lại ǵ và cũng không thể trán ấn hàng triệu người Mỹ bị ảnh hưởng. Nó cũng tạo ra sự khác biệt ngăn cản Mỹ ngăn chặn sự phổ biến vũ khí hạt nhân ở Triều Tiên và những nơi khác. Trong trường hợp hiện nay, sự trả thù như vậy sẽ biến thành động lực tích cực giúp B́nh Nhưỡng và những nước đối đầu với Mỹ trên thế giới phát triển khả năng của họ. Nga có thể trang bị vũ khí và hỗ trợ cho các tổ chức như Hezbollah, Hamas và Taliban… Nếu nhà lănh đạo Nga cảm thấy bị dồn vào góc tường, không loại trừ khả năng nước này sẽ thỏa thuận nhiều hơn với các lực lượng đối đầu với Mỹ.
Cuối cùng, Nga có thể tăng gấp đôi sự liên kết với Trung Quốc. Nga và Trung Quốc vẫn đang e dè nghi kỵ lẫn nhau, trong khi Trung Quốc là một cường quốc thực sự trong nhiều lĩnh vực. Mặc dù cả hai nước đều có lợi ích chung trong việc b́nh thường quan hệ với Mỹ, và có thể cảm thấy miễn cưỡng nếu bị đẩy quá xa vào một cuộc xung đột nghiêm trọng, họ vẫn luôn cảm thấy cần phải “nhường nhịn, nể vị” Washington phần nào. Họ đang tiến đến gần nhau hơn thông qua nhiều hợp tác, trong đó có hợp tác kinh tế và quân sự, v́ thế, họ thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ trong chính sách đối ngoại của ḿnh. Cả Moscow và Bắc Kinh đều quan tâm đến vị thế dẫn đầu của Mỹ, và đặc biệt, quan tâm đến các hệ thống pḥng chống tên lửa đang đe dọa khả năng trả đũa của họ. Ít nhất, nếu Nga – Mỹ bất đồng sâu sắc, Trung Quốc càng có cơ hội t́m kiếm sự hỗ trợ của Nga trong các vấn đề bất đồng với Mỹ. Tận dụng Trung Quốc theo cách này không nằm trong lợi ích của nước Mỹ.
Để tránh phải trả giá, mọi chính quyền Mỹ có trách nhiệm đều muốn b́nh thường hóa quan hệ với Moscow. Chủ đề cho sự b́nh thường hóa không nhất thiết phải là đồng minh hay bạn bè, bởi rơ ràng không thể thực hiện được phương án nào trong hai phương án này. Thay vào đó, Washington nên t́m kiếm các cuộc đối thoại hẹp nhằm tránh các cuộc đối đầu không có chủ đích, kiềm chế hiệu quả sự khác biệt và cùng nhau hợp tác ở những lĩnh vực có lợi ích chung.
Theo đuổi một cách tiếp cận như vậy đ̣i hỏi sự giải thích rơ ràng về những lợi ích quốc gia của Mỹ bị đe dọa mà Quốc hội và công chúng có thể hiểu được. Nó cũng đ̣i hỏi sự quan tâm bền vững và có kỷ luật từ Tổng thống và nỗ lực phối hợp với các quan chức có khả năng duy tŕ cách tiếp cận và thực hiện nó. Việc hai tổng thống Mỹ đều có những hoạch định tốt rất quan trọng, nhưng nó phải là công cụ, chứ không phải là cơ sở cho chính sách của Mỹ.
Mỹ có rất nhiều trở ngại trong việc t́m kiếm cách tiếp cận mới với Nga. Đây cũng là vấn đề quan trọng đến mức nhiều người sẽ cảm thấy khả năng và vốn liếng chính trị của Tổng thống Trump là không đủ để đáp ứng nhu cầu. Nhiệm vụ đầu tiên và quan trọng nhất của chính quyền Mỹ hiện tại là bảo vệ sự sống c̣n và an ninh của người Mỹ. Đó là lư do tại sao không có chính quyền có trách nhiệm nào có thể từ chối theo đuổi một mối quan hệ ổn định hơn với Nga.
Điều này được minh chứng thông qua lịch sử kể từ sau Chiến tranh Lạnh, tất cả các chính quyền Mỹ đều nỗ lực để làm việc đó. Dù cho những nỗ lực này có vẻ như đă bị phá hỏng, Mỹ cũng không thể từ bỏ ngoại giao với Nga.
VietBF © sưu tầm