IS đã dùng nhiều loại bom tự chế để tấn công liều chết. Một trong những loại đó được chế tạo như "vũ khí tàng hình". Nói như vậy bới khi đã chui vào cơ thể, các mảnh của loại vũ khí bị cấm trong chiến tranh này biến mất hoàn toàn trước các máy chụp X-Quang hay máy dò kim loại hiện đại nhất.
Người bị thương nằm ở ga tàu điện ngầm ở Brussels, Bỉ.
Không phải ngẫu nhiên mà nhiều loại vũ khí trong loạt bài sau đây bị cấm trong chiến tranh hiện đại. Chúng có sức tàn phá khủng khiếp và hậu quả để lại cho nạn nhân là vô cùng thảm khốc.
Kẻ giết người thầm lặng
Phải rất lâu rồi, Maria Jones, bác sĩ lâu năm tại bệnh viện Brussels (Bỉ), mới có một ngày làm việc không ngơi nghỉ tới vậy. Từ sáng tới tối muộn, cô hầu như không được nghỉ một giây nào, thậm chí thời gian uống nước và đi vệ sinh cũng rất hạn chế.
Chỉ trong một ngày, hơn 100 trường hợp bệnh nhân từ nhẹ tới rất nặng, thậm chí đã tử vong, được dồn dập chuyển vào viện Brussels. Máu loang lổ khắp sàn. Những tiếng la hét như bất tận vang lên trong hành lang bệnh viện. Sự đau đớn của người bệnh không từ ngữ nào tả xiết.
Nạn nhân chạy ra ngoài sau vụ đánh bom khủng bố tháng 3.2016.
Là bác sĩ chuyên ngành soi chiếu hình ảnh, Maria có nhiệm vụ chụp X-Quang các nạn nhân để xác định vết thương và tìm hướng điều trị. Tuy nhiên, trong hơn 100 ca bệnh lần này xuất hiện những nạn nhân bị thương rất kì dị.
Dù soi bằng máy X-Quang hiện đại bậc nhất châu Âu, Maria không thể phát hiện nổi bất kì dấu vết của mảnh bom, đạn hay kim loại nào trong người. Dường như có một bàn tay vô hình bóp nghẹt những nạn nhân này khiến họ phải chết dần trong đau đớn.
Trần nhà sập xuống vì áp lực vụ nổ.
Hơn 100 người được chuyển vào viện Brussels đều là nạn nhân của vụ đánh bom kinh hoàng ở sân bay Bỉ hồi tháng 3.2016. Nhân chứng ghi nhận những vụ nổ “như ngày tận thế, cửa sổ vỡ liên hồi” tại hệ thống sân bay và tàu điện ngầm thủ đô Brussels. Ít nhất 31 người chết ngay tại chỗ và 200 người khác bị thương nặng. Theo thông tin của cảnh sát Bỉ, đây là một vụ khủng bố do một số kẻ đánh bom liều chết thực hiện.
Bác sĩ Maria trả lời hãng tin Reuters: “Nhiều người bị thương nặng, máu chảy như suối và chết vì kiệt sức. Tôi không thể xác định được nguyên nhân khiến họ bị thương nặng tới vậy”. Các nạn nhân bị thương do sức ép của quả bom và mảnh vỡ từ bên trong bom văng ra. Nhiều người không hề dính mảnh kim loại nhưng máu vẫn tuôn xối xả. Đâu là nguyên nhân của hiện tượng kì lạ này?
Hé màn bí mật
Hiện trường đầy máu ở sân bay Brussels.
Một tuần sau vụ việc tang thương ở sân bay và ga tàu điện ngầm thủ đô Brussels khiến hàng chục người thiệt mạng, bí ẩn của những vết thương kì dị trên người nạn nhân mới được làm sáng tỏ. Bên trong quả bom tự chế do anh em nhà El Bakhraoui - những kẻ khủng bố - chế tạo, được nhồi rất nhiều vật liệu phi kim để tăng tính sát thương.
Vật liệu phi kim gồm mảnh gốm, sợi thủy tinh hoặc nhựa tổng hợp chịu được sức nóng của vụ nổ khiến nạn nhân chết đau đớn nếu dính phải. Thay vì tạo ra sức ép như một quả bom thông thường và văng ra các mảnh kim loại, bom gắn vật liệu phi kim khiến những mảnh gốm gia cố, sợi thủy tinh văng khắp nơi. Bất kì ai trúng phải cũng sẽ bị thương rất nặng và có thể chết ngay tại chỗ. Tuy nhiên, điểm khiến vật liệu phi kim nguy hiểm chính là sự “tàng hình” của chúng dưới máy X-Quang.
Vũ khí sử dụng vật liệu phi kim đứng đầu bảng trong số các loại vũ khí gây sát thương cực lớn cho loài người. Trong chiến tranh hiện đại, các quốc gia đã nhất trí không sử dụng vũ phi kim vì mục đích nhân đạo.
Cơ chế hoạt động
Vũ khí phi kim có sức sát thương lớn hơn nhiều vũ khí kim loại cùng kích thước.
Vật liệu phi kim có một lợi điểm lớn so với kim loại là giúp vũ khí, đạn dược nhẹ hơn rất nhiều so với chế tạo bằng kim loại. Chúng không bị han gỉ bởi thời tiết và tiết kiệm chi phí sản xuất khá nhiều.
Kể từ năm 1990, công ước và luật quốc tế về chiến tranh cấm mọi quốc gia sử dụng vật liệu phi kim chế tạo vũ khí cho binh sĩ. Do tính chất đặc biệt nguy hiểm của nó nên loại vật liệu này đã bị cấm hoàn toàn.
Nguyên nhân đầu tiên khiến vật liệu phi kim đặc biệt nguy hiểm là vì chúng có sức công phá cực lớn, khiến nạn nhân chết ngay lập tức hoặc đau đớn tới chết. Chẳng hạn, một viên đạn làm từ vật liệu phi kim như sợi thủy tinh, sứ tổng hợp có sức công phá gấp nhiều lần viên đạn làm bằng chì có kích thước tương đương.
Bom tự chế của khủng bố.
Trong quá trình thử nghiệm, các nhà khoa học bắn đạn phi kim kích cỡ 5,56x45mm vào vật thể và nó khoét một hố rộng 10 cm, sâu 10 cm. Nếu bắn vào người bình thường, chắc chắn nạn nhân sẽ chết tại chỗ.
Lí do thứ hai khiến vật liệu phi kim bị cấm là do máy X-Quang và máy dò kim loại không thể phát hiện được chúng. Điều này gây khó khăn trong quá trình điều trị và đi ngược lại nguyên tắc nhân đạo trong chiến tranh.
Thậm chí không cần chế tạo vũ khí phi kim, các công cụ hỗ trợ binh sĩ nếu làm bằng vật liệu phi kim cũng dễ gây nguy hiểm nếu chúng phát nổ. Vì lí do này, vật liệu phi kim bị cấm hoàn toàn trong sản xuất vũ khí hiện đại.
Vũ khí ưa chuộng của khủng bố?
Vũ khí thu giữ được của khủng bố.
Công ước quốc tế về chiến tranh chỉ điều chỉnh hành vi của các quốc gia nhưng không kiểm soát được những kẻ khủng bố. Để đạt mục tiêu sát thương cao nhất, bọn khủng bố thường nhồi rất nhiều viên bi bằng sợi thủy tinh vào xe chở bom. Khi xe bom được kích hoạt, số bi này vỡ vụn, văng mảnh và khiến số người chết tăng cao đột biến.
Do không thể soi bằng máy X-Quang nên việc gắp những mảnh bi thủy tinh này gặp rất nhiều khó khăn. Vụ tấn công khủng bố ở Brussels là một điển hình như vậy.