Khỏi nói, Trung Quốc vốn dĩ là đại công trường với những mánh khóe ăn cắp công nghệ. Hàng hóa nào cũng được Trung Quốc sản xuất nhái. Ngay cả đến vũ khí, họ cũng sản xuất nhái...
Chính quyền Tổng thống Donald Trump hôm 12/8 công bố kế hoạch gây sức ép lên Trung Quốc v́ các vấn đề liên quan đến xâm phạm tài sản sở hữu trí tuệ.
Tổng thống Mỹ Donald Trump
Các trợ lư cho biết Tổng thống Trump sẽ kư biên bản hôm 14/8, chỉ đạo đại diện thương mại tiến hành điều tra chính thức về việc có hay không tổ chức chính phủ và các công ty Trung Quốc có được bằng sáng chế và giấy phép giá trị từ các doanh nghiệp Mỹ thông qua con đường đánh cắp hoặc gây áp lực lên người Mỹ trao các phát minh để đổi lấy việc tiến vào thị trường Trung Quốc.
Một quan chức chính phủ phát biểu trong cuộc họp báo sáng 12/8: “Hành động đánh cắp như vậy không chỉ gây thiệt hại cho công ty Mỹ mà c̣n đe dọa an ninh quốc gia”.
Các quan chức tại buổi họp báo nhấn mạnh họ sẽ không hành động vội vàng. Cuộc điều tra có thể kéo dài 1 năm hoặc hơn. Họ từ chối nói về các h́nh thức trừng phạt mà Mỹ có thể áp đặt lên Trung Quốc.
Thông báo được chính quyền Mỹ đưa ra chỉ một ngày sau khi Tổng thống Trump gọi điện cho Chủ tịch Tập Cận B́nh để thảo luận về căng thẳng leo thang đối với chương tŕnh vũ khí hạt nhân tiên tiến của Triều Tiên.
Cuộc điều tra mới báo hiệu thay đổi mạnh mẽ trong chính sách thương mại Trung Quốc của chính quyền ông Trump v́ đây là chỉ thị thương mại đầu tiên của Nhà Trắng trực tiếp nhằm vào Bắc Kinh. Trong suốt chiến dịch tranh cử năm 2016, ông thường xuyên nhắc tới thâm hụt thương mại 347 tỷ USD với Trung Quốc và thề sẽ thay đổi nhanh chóng nếu đắc cử.
Từ lâu, các tập đoàn thương mại phương Tây khiếu nại chính sách công nghiệp của Trung Quốc buộc doanh nghiệp nước ngoài trong lĩnh vực như xe hơi phải chuyển giao công nghệ để được tồn tại trên thị trường. Các nhà quản lư nhận định Bắc Kinh được khích lệ từ sức mạnh ngày một lớn của công ty nội địa nhằm gia tăng yêu cầu lên doanh nghiệp ngoại. Theo Thời báo Phố Wall, những công ty công nghệ cao của Mỹ phải kư hàng loạt thỏa thuận chia sẻ công nghệ và đầu tư vào phần mềm, bán dẫn cũng như một số lĩnh vực khác trong vài năm qua, thường xuyên bị sức ép từ nhà chức trách trong các cuộc họp kín.
Tuy vậy, chính phủ Trung Quốc phủ nhận việc buộc công ty nước ngoài phải chuyển giao công nghệ hoặc cho phép xâm phạm tài sản sở hữu trí tuệ. Thủ tướng Lư Khắc Cường bác bỏ cáo buộc sử dụng chính sách công nghiệp để gây sức ép lên doanh nghiệp ngoại. Trong cuộc họp tại Diễn đàn Kinh tế thế giới hồi tháng 6, ông nói “hợp tác là tự nguyện và giúp công ty mở rộng thị phần tại Trung Quốc và thậm chí ở các nước thứ ba”.
Trong khi nhiều công ty Mỹ và các nhà lập pháp đồng t́nh rằng việc bị ép chuyển giao công nghệ là vấn đề nhức nhối, họ cho biết khó t́m ra giải pháp nào khác. Thách thức đặt ra là phần lớn doanh nghiệp không muốn đâm đơn khiếu nại chính thức, khiến các quan chức thương mại khó điều tra. Một câu hỏi khác là Mỹ có thể theo đuổi biện pháp nào khi có kết luận. Các tùy chọn bao gồm áp đặt hạn chế mới lên các công nghệ mà Mỹ cấp phép cho Trung Quốc hoặc áp đặt giới hạn đầu tư của Trung Quốc vào Mỹ. Song, chúng dường như sẽ kéo theo khiếu nại từ các công ty Mỹ và có thể xung đột với những chính sách khác.