Nhiệt độ đang tăng lên tới 42,7 độ C ở nhiều nước châu Âu. Hiện cả châu Âu đang hứng chịu đợt nóng kỷ lục khiến nhiều người không chịu nổi đặc biệt là 11 nước châu Âu, trong đó có Ư, Tây Ban Nha, Croatia, Thụy Sĩ, Hungary, Ba Lan, Romania, Slovenia, Montenegro… mà trang web thời tiết MeteoAlarm thông báo t́nh trạng "nguy hiểm".
Trang web theweathernetwork.co m dự báo đợt nắng nóng tại châu Âu sẽ kéo dài đến cuối tuần này rồi giảm bớt trong tuần sau.
Nhiều điểm du lịch nổi tiếng ở châu Âu đang cảnh báo người dân, du khách nên đứng trong bóng râm và đem theo nước trong mọi thời điểm. Tại Ư, đợt nắng nóng có biệt danh "Lucifer" khiến số lượng ca cấp cứu tại các bệnh viện tăng vọt 15%. Phần lớn khu vực tại Ư đều có nhiệt độ lên đến 40 độ C, khiến 26 thị trấn và thành phố lớn nằm trong danh sách cảnh báo nóng kỷ lục của Bộ Y tế.
Nghiêm trọng không kém, một số nơi ở Tây Ban Nha và Croatia dự kiến nóng hơn 40 độ C. Romania đă phát "báo động đỏ" sau khi các nhà khí tượng học dự báo khu vực miền Tây sẽ trải qua đợt nóng 42,2 độ C. Không những thế, độ ẩm cao từ phía Bắc và gió nóng thổi từ châu Phi c̣n khiến thời tiết thêm nóng bức tại các băi biển dọc Địa Trung Hải.
Một đài phun nước thu hút nhiều người đến tránh nóng ở TP Bordeaux - Pháp Ảnh: EPA
Trong tuần này, một số vụ cháy rừng đă xảy ra tại Ư, Tây Ban Nha và Croatia. Tại khu vực Abruzzo ở miền Trung nước Ư, đám cháy đă cướp đi sinh mạng ít nhất một người và khiến một con đường cao tốc quan trọng phải đóng cửa.
Theo nghiên cứu mới được công bố ngày 4-8 trên tạp chí Lancet Planetary Health, đến cuối thế kỷ XXI, khoảng 2/3 dân số tại châu Âu, tức 350 triệu người tại 31 nước, sẽ phải chịu ảnh hưởng của nắng nóng, lũ lụt ven biển và những thảm họa thời tiết khác do hiện tượng nóng lên toàn cầu và biến đổi khí hậu.
Dự kiến, các thảm họa liên quan đến thời tiết sẽ gây ra 152.000 cái chết/năm tại châu Âu trong giai đoạn 2017-2100, tăng hơn 50 lần so với con số 3.000 trong giai đoạn 1981-2010. Các nhà nghiên cứu ước tính 99% cái chết liên quan đến thời tiết trong tương lai tại châu lục này là do nắng nóng gây ra. Điều kiện khí hậu này có thể là nguyên nhân làm tăng người mắc bệnh tim mạch, hô hấp và đột quỵ.
Những dự báo đáng lo ngại dường như vẫn chưa đủ sức thuyết phục Mỹ xem xét lại quyết định rút khỏi Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu. Hôm 4-8, chính quyền Tổng thống Donald Trump đă thông báo cho Liên Hiệp Quốc về quyết định này.
"Mỹ ủng hộ một cách tiếp cận cân bằng về chính sách khí hậu làm giảm lượng khí thải trong khi vẫn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và bảo đảm an ninh năng lượng" - Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết.
Chính phủ Mỹ khẳng định "sẽ tiếp tục giảm lượng khí thải nhà kính thông qua sự đổi mới, đột phá công nghệ và hợp tác với những nước khác để giúp họ tiếp cận và sử dụng nhiên liệu hóa thạch sạch sẽ, hiệu quả hơn cũng như tận dụng các nguồn năng lượng tái tạo và năng lượng sạch khác".
Therealtz © VietBF