Trước khi Quóc hội Mỹ thông qua biện pháp mới trừng phạt Nga, RU đã tỏ ý phản đối. Việc này ảnh hưởng lớn đến các doanh nghiệp của EU. Pháp đã tỏ ra bất bình và tỏ rõ sự nghi ngờ về tính hợp pháp của các biện pháp trừng phạt mới của Mỹ đối với Iran và Nga và nói rằng Mỹ không tuân thủ luật pháp quốc tế.
Bộ Ngoại giao Pháp trong một tuyên bố hôm 26/7 cho biết luật pháp của châu Âu và cả nước Pháp sẽ phải điều chỉnh để đối phó với các dự luật trừng phạt mới vừa được Quốc hội Mỹ thông qua.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Tổng thống Mỹ Donald Trump trong một buổi lễ tại Les Invalides, Paris.
Pháp cũng kêu gọi Liên minh châu Âu (EU) cần họp bàn về những tác động tiềm tàng mà lệnh trừng phạt gây ra với công dân châu Âu.
Ngày 25/7, Hạ viện Mỹ đã bỏ phiếu thông qua dự luật áp đặt các lệnh trừng phạt mới đối với Iran, Nga và Triều Tiên với 419 phiếu thuận và chỉ có 3 phiếu chống.
Dự luật bao gồm các biện pháp trừng phạt chống lại Iran và Tổ chức Bảo vệ Cách mạng Hồi giáo (IRGC) vì bị cáo buộc ủng hộ chủ nghĩa khủng bố, mà Tehran kịch liệt bác bỏ, trừng phạt Triều Tiên vì chương trình phát triển vũ khí hạt nhân và thử tên lửa và trừng phạt Moscow vì bị cáo buộc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016 và hành động làm leo thang cuộc khủng hoảng ở Ukraine năm 2014.
EU trước đó lo ngại vì nếu được áp dụng, một số doanh nghiệp của các nước này có thể bị phạt vì hợp tác xây đường ống dẫn khí với Nga.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker đã yêu cầu xem xét các biện pháp đáp trả nếu dự luật gây ảnh hưởng tới lợi ích của các doanh nghiệp nặng lượng của châu Âu.