Hôm 4/7, cả thế giới bàng hoàng khi Triều Tiên tuyên bố phóng thành công tên lửa xuyên lục địa (ICBM). Sau khi tuyên bố, Triều Tiên c̣n bắn pháo hoa ăn mừng. Các nước Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc tỏ ra vô cùng lo ngại. Tuy nhiên, hai chuyên gia hàng đầu về nghiên cứu tên lửa cho biết, theo kết quả nghiên cứu của họ th́ ICBM của Triều Tiên không hiệu quả.
Trong khi tên lửa do Triều Tiên phóng hôm 4/7 có tầm bay phù hợp để được coi là ICBM, nhưng lại có kích thước quá nhỏ để mang theo tải trọng đủ lớn.
Ralph Savelsberg và James Kiessling, tác giả của nghiên cứu, đă so sánh tên lửa của Triều Tiên với các ICBM khác và phát hiện ra nó quá nhỏ để chở theo đầu đạn bay ở phạm vi đủ xa.
Năm 2012 và 2016, Triều Tiên đă phóng vệ tinh thành công bằng tên lửa đẩy Unha SLV.
So sánh với tên lửa đẩy mà Triều Tiên dùng để phóng các vệ tinh, ICBM của Triều Tiên – gọi là HS-14, chỉ dài bằng một nửa và nhỏ hơn đáng kể.
So sánh tên lửa ICBM của Triều Tiên với tên lửa đẩy vệ tinh và ICBM khác. (Ảnh: Breaking Defense)
Họ kết luận rằng HS-14 (Hwasong-14) không thể mang theo tải trọng đủ lớn như tên lửa đẩy phóng vệ tinh.
Với khả năng tải thấp, phạm vi bay của HS-14 chỉ vượt quá 5.500km, và không thể là một ICBM hữu dụng.
Ngoài ra, Mỹ không nên tin rằng Triều Tiên có thể nhắm chính xác các thành phố. Các nhà phân tích cho rằng, với phạm vi xa nhất, HS-14 chỉ có thể hạ cánh cách mục tiêu 30 km.
Trong khi Triều Tiên có thể phóng đầu đạn lớn bay đến biên giới Mỹ bằng tên lửa đẩy vệ tinh, th́ HS-14 đơn giản không thể làm vậy.
Hai tác giả của nghiên cứu này là Ralph Savelsberg, phó giáo sư chuyên về tên lửa tại Viện Pḥng thủ Hà Lan, và James Kiessling, chuyên gia pḥng thủ tên lửa của Bộ Quốc pḥng Mỹ.
Kết quả nghiên cứu của 2 tác giả đăng trên trang Breaking Defense.
Therealtz © VietBF