Sống ở Nhật, một môi trường lành mạnh và bạn không lo rằng mất một thứ ǵ đó là sẽ mất luôn. Bởi ngoài con người, Nhật c̣n có hệ thống tuyệt vời để bạn có thể nhận lại đồ ḿnh bị mất.
Đầu tiên phải nói đến giáo dục ở đây, cho dù đứa trẻ trả lại một đồ vật nhỏ, họ cũng khen ngợi như một thành quả. Nhiệm vụ của cảnh sát không phải chỉ để trấn áp tội phạm; họ cũng nỗ lực thúc đẩy những điều tốt đẹp trong cộng đồng.
Maithilee Jadeja là một sinh viên, đă báo với cảnh sát rằng cô mất điện thoại vào tháng 2/2017. Cô làm rơi điện thoại trong khi chụp ảnh tại gần đỉnh núi Aso ở Nhật Bản.
Hai tháng sau, khi đang học tại trường Kyoto, Jadeja nhận được thư của cảnh sát ở Kumanoto, cách đó hơn 500km. Lá thư viết một người leo núi đă t́m thấy điện thoại của cô và nộp cho cảnh sát. Màn h́nh bị vỡ vài chỗ. Lá thư hỏi: “Cô có muốn nhận lại không?”
Vài tuần sau, Jadeja nhận được chiếc điện thoại của ḿnh, do cảnh sát gửi qua đường bưu điện. Cô nói: “Khi tôi bật nó lên, thật kỳ diệu, nó hoạt động. Thật xúc động khi biết có ai đó đă nỗ lực giúp tôi”.
Ở Nhật Bản, những câu chuyện về mất điện thoại, ví tiền, máy ảnh, và ch́a khóa thường xuyên “kết thúc có hậu”.
Một phần do sự trung thực của người dân, ngoài ra nước Nhật cũng có một hệ thống báo cáo, lưu trữ và trả lại đồ thất lạc cho các chủ nhân.
Thiên đường của những người mất đồ
Năm 2016, Sở Cảnh sát Tokyo đă nhận được các báo cáo về đồ thất lạc với tổng giá trị hơn 3,6 tỷ Yên (tương đương 32 triệu USD), 1/3 trong đó đă được trả về cho các chủ nhân.
Về số lượng, cảnh sát Tokyo đă giải quyết 3,8 triệu đồ vật bị thất lạc trong năm ngoái, phần lớn là các thẻ tín dụng và bằng lái xe. Riêng về những chiếc ô bị thất lạc, Tokyo đă giải quyết hơn 381.000 trường hợp.
Mark D West, thuộc Đại học Luật Michigan, giải thích sự thành công trong quản lư tài sản thất lạc ở đây như sau: “Nhật Bản có một hệ thống luật tiên tiến, mọi người biết có một mức phí dành cho những người trả đồ thất lạc, và họ biết những chỗ trả đồ thuận tiện như Koban hoặc khu vực đồ thất lạc trong trung tâm thương mại”.
Koban là một trạm cảnh sát, chuyên để quản lư tài sản thất lạc ở Nhật Bản. Có khoảng 6.000 trạm Koban trên khắp nước Nhật Bản. Thông thường nó không lớn hơn một căn pḥng, nhưng đây là điểm đầu tiên để mọi người khai báo khi mất hoặc t́m được tài sản.
Giáo dục từ sớm
Cha mẹ và các giáo viên luôn nhấn mạnh vai tṛ của Koban với trẻ em. Hầu hết trẻ em ở Nhật Bản đều đến một Koban nào đó, hoặc ít nhất biết nó ở đâu.
Ngay khi trẻ em nộp trả một đồ vật nhỏ cho Koban, cảnh sát cũng vẫn tiến hành các thủ tục như thông lệ.
Toshinari Nishioka, một cựu cảnh sát, nói: “Cho dù chỉ là 1 hay 5 Yen, cảnh sát vẫn rất coi trọng và nói với đứa bé: Cháu làm rất tốt. Họ làm vậy để nuôi dưỡng ḷng tự trọng của đứa trẻ và cảm nhận về thành quả. Nhiệm vụ của cảnh sát không phải chỉ để trấn áp tội phạm; họ cũng nỗ lực thúc đẩy những việc tốt trong cộng đồng”.
Nhật Bản là nước có tỷ lệ tội phạm thấp nhất thế giới, v́ vậy cảnh sát ở đây có thêm thời gian để quản lư tài sản thất lạc.
Mayuko Matsumoto, ở quận Shiga, nhớ lại một sự việc xảy ra khi cô c̣n nhỏ. Khi cô đang đi bộ cùng mẹ th́ phát hiện ra một chiếc ví chứa 10.000 Yên (100USD). Matusomoto nói: “Mẹ đưa tôi đến Koban và chúng tôi nộp chiếc ví. Cảnh sát khen ngợi và cho tôi vài chiếc kẹo”.
Đồ thất lạc không ai nhận
Theo luật ở Nhật Bản, người nhận lại đồ thất lạc sẽ phải trả cho người t́m thấy một khoản từ 5%-20% giá trị của đồ vật. Nếu không ai nhận lại đồ thất lạc, nó có thể được trả lại cho người đă t́m thấy.
Những đồ vật không có người nhận, sau 3 tháng lưu giữ theo luật định, có thể quay lại xă hội qua các cửa hàng bán lẻ. Các cửa hàng này mua lại đồ thất lạc từ cảnh sát.
Một chủ cửa hàng bán đồ thất lạc, anh Kenji Takahashi, cho biết họ có kính, mũ bảo hiểm, vỏ điện thoại, gậy đi bộ, túi golf, và những chiếc ô. Anh bán khoảng 10.000 chiếc ô mỗi năm.
Anh Takahashi nói: “Tôi nghĩ cửa hàng này đóng vai tṛ là điểm cuối cùng của các đồ vật thất lạc. Nếu chúng tôi không mua và bán lại th́ chúng sẽ bị ném đi”.
Therealtz © VietBF