Sắp tới, ngày 22/7 tàu sân bay bay tự hành trị giá 13 tỷ USD của Mỹ sẽ đưa vào hoạt động. Đây là loại tàu sân bay hiện đại nhất của Mỹ có rất nhiều ưu điểm.
Màn h́nh cảm ứng trong pḥng điều khiển thay thế cho chân ga truyền thống giúp tàu có thể tự lái là một trong công nghệ tiên tiến nhất trên tàu sân bay trị giá 13 tỷ USD của Mỹ.
Trên tháp chỉ huy của tàu, sĩ quan bậc một Jose Triana chỉ cho phóng viên CNN nh́n rơ ràng hơn về chân trời từ ghế của thuyền trưởng trong pḥng lái của USS Gerald Ford, hàng không mẫu hạm đắt nhất thế giới sắp được Hải quân Mỹ đưa vào hoạt động. Nhưng nó vẫn bị hoài nghi về công nghệ mới.
“Con tàu này cơ bản có thể tự lái”, Triana chỉ vào một màn h́nh cảm ứng đă thay thế cho chân ga truyền thống được sử dụng để điều khiển trên các tàu sân bay cũ của Mỹ. Hệ thống điều khiển “độc nhất vô nhị” này chỉ là một trong những nâng cấp hiện đại nhất trên tàu sân bay trị giá 13 tỷ USD sẽ được đưa vào hoạt động từ ngày 22/7, sau 8 năm được phát triển và thử nghiệm.
Theo thiết kế, tàu sân bay Ford sẽ có thời gian hoạt động khoảng 40 năm. Tàu kết hợp các công nghệ và hệ thống vận hành tiên tiến, cho phép máy bay cất cánh nhanh hơn, thủy thủ đoàn ít hơn và cải thiện khả năng sống sót trước các mối đe đọa.
Sĩ quan điều hành Brent Gaut nói: “Một trong những điểm khác biệt chính là thành phần thủy thủ đoàn. Nhiều hệ thống tự động thay thế cho công việc của chúng tôi”. Tàu sân bay Ford có thủy thủ đoàn khoảng 2.600 người, ít hơn 600 so với tàu sân bay lớp Nimitz.
Boong tàu sân bay Ford rộng mênh mông khi nh́n từ tháp chỉ huy. Ảnh: CNN.
Hệ thống máy phóng điện từ kết hợp với cáp hăm đà tiên tiến, sàn đáp lớn hơn để cải thiện tính cơ động của máy bay. Tháp chỉ huy được bố trí lại, giúp thuyền trưởng và các sĩ quan điều hành có thể nh́n rơ hơn mọi thứ trên boong.
Việc bố trí lại các hệ thống giúp siêu tàu sân bay lớp Ford có thể phóng máy bay nhiều hơn 33% so với Nimitz, mang lại khả năng tấn công mạnh mẽ hơn.
Những hoài nghi về công nghệ mới
Ford là tàu đầu tiên trong 3 chiếc được đóng mới theo yêu cầu của Hải quân Mỹ với tổng chi phí khoảng 42 tỷ USD. Với các công nghệ mới, USS Gerald Ford được giới thiệu như là một trong những tài sản lớn nhất của hải quân. Nhưng các công nghệ mới chưa được kiểm chứng gây ra mối quan ngại ngày càng lớn.
Máy phóng điện từ đă thất bại trong thử nghiệm sớm vào năm 2015. Đây chỉ là một trong những trở ngại của chương tŕnh bị chỉ trích bởi một số nhà lập pháp v́ chậm tiến độ và đội chi phí quá mức.
Trong một văn bản hồi năm 2016, Michael Gilmore, giám đốc bộ phận kiểm tra và đánh giá hoạt động của Bộ Quốc pḥng Mỹ, cho biết con tàu đắt nhất lịch sử vẫn tiếp tục vật lộn để khởi động, thu hồi máy bay, di chuyển vũ khí cũng như kiểm soát không lưu và pḥng vệ.
Ở thời điểm đó, siêu tàu sân bay Ford đă chậm 2 năm so với kế hoạch. Các thông tin của ông Gilmore được đưa ra chỉ vài ngày trước khi Hải quân Mỹ tuyên bố con tàu không sẵn sàng trước tháng 11/2016 như đă hứa.
Thử nghiệm máy phóng điện từ trên tàu sân bay Ford. Ảnh: Hải quân Mỹ.
Thượng nghị sĩ John McCain, Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện chỉ trích việc chậm tiến độ là “không thể chấp nhận và hoàn toàn có thể tránh được”. Trong một bài phát biểu trên tàu sân bay Ford vào đầu năm, Tổng thống Donald Trump cam kết tăng số lượng hàng không mẫu hạm từ 11 lên 12 tàu. Nhưng chỉ vài tháng sau, ông Trump chỉ trích hệ thống phóng điện từ trong một cuộc phỏng vấn.
Tuy vậy, ở thời điểm chỉ vài ngày trước khi tàu sân bay Ford được đưa vào sử dụng, các sĩ quan chỉ huy trên tàu tin tưởng vào công nghệ mới. Rick McCormack, sĩ quan chỉ huy tàu nói: “Những công nghệ mới là tương lai của Hải quân Mỹ, nếu không chúng ta sẽ bị ḱm hăm trong hệ thống máy phóng hơi nước”.
Vị sĩ quan cho biết thêm rằng công nghệ mới sẽ có những rủi ro. Theo Hải quân Mỹ, tàu Ford chậm tiến độ và tăng chi phí nhưng những tàu sau sẽ giảm được khoảng 4 tỷ USD so với tàu đầu tiên.
Người tiên phong
Mặc dù có những thách thức trong việc phát triển và thử nghiệm một tàu sân bay mới nhưng các sĩ quan chỉ huy đă cho thấy sự chuyên nghiệp của thủy thủ đoàn trong vận hành các hệ thống tiên tiến. “Những thủy thủ trên tàu là những chuyên gia về thiết bị, họ là những người đang thử nghiệm và đánh giá nó cho tương lai của tàu sân bay lớp Ford”, Laura Nunley, thủy thủ trưởng trên tàu Ford nói.
Nhiều thủy thủ làm việc với tàu kể từ giai đoạn phát triển để bù đắp cho việc thiếu kinh nghiệm trên biển. Cùng với sự hiểu biết sâu rộng về công nghệ mới, họ được cho là sẽ thiết lập tiêu chuẩn cho tương lai của tàu sân bay lớp Ford.
Những thủy thủ am hiểu công nghệ trên tàu trong quá tŕnh chế tạo sẽ hỗ trợ rất nhiều cho các chỉ huy nắm bắt những điểm mới trên tàu Ford so với các hàng không mẫu hạm cũ.
Sau lễ bàn giao chính thức vào ngày 22/7, siêu tàu sân bay Ford sẽ trải qua nhiều tháng thử nghiệm bổ sung trên biển để khắc phục các thiếu sót. Sau đó, tàu sẽ tiếp nhận 75 máy bay trước khi triển khai nhiệm vụ chiến đấu đầu tiên vào năm 2020.