Đó là con bọ gấu nước (Tardigrade). Nó hiện được các nhà khoa học kết luận là sinh vật sống dai nhất hành tinh. Đă sống dai nó c̣n không cần ăn uống ǵ trong 30 năm.
Bọ gấu nước nổi tiếng là sinh vật sống dai nhất Trái đất.
Bọ gấu nước là sinh vật 8 chân, dài khoảng nửa cm và có thể chịu đựng được nhiệt độ 150 độ C. Chúng cũng chịu được phóng xạ sử dụng trong hóa trị.
Nghiên cứu mới của các nhà nghiên cứu tại Đại học Oxford, Anh chỉ ra rằng, bọ gấu nước thậm chí c̣n có thể tồn tại trong 10 tỷ năm, sống qua trận mưa thiên thạch hoặc một ngôi sao phát nổ ngay gần.
Nghiên cứu nhằm xác định xem điều kiện khắc nghiệt nào có thể hủy diệt sự sống trên Trái đất. Đây là cơ sở để t́m kiếm sự sống ở đâu đó trong Hệ Mặt trời.
Tiến sĩ Rafael Alves Batista, chuyên gia vật lư tại Đại học Oxford nói trên Daily Mail: “Mục tiêu của chúng tôi là t́m hiểu xem điều ǵ cần thiết để hủy diệt mọi sự sống trên Trái đất, không chỉ con người”.
“Để đạt đến kịch bản này, chúng tôi đă chọn sinh vật sống dai nhất, loài Tardigrade để nghiên cứu. Nói cách khác để hủy diệt toàn bộ sự sống trên Trái đất, chúng tôi cần phải t́m ra cách tiêu diệt bọ gấu nước”, ông Batista nói.
Thảm họa thiên thạch cũng không thể khiến bọ gấu nước tuyệt diệt.
Mọi kịch bản hủy diệt nhân loại như mưa thiên thạch, vụ nổ siêu tân tinh, vụ nổ tia gamma… đều không làm bọ gấu nước hề hấn chút nào.
Bởi đặc tính riêng biệt của bọ gấu nước, sinh vật này chỉ có thể chết nếu nước biển trên Trái đất đạt đến ngưỡng đun sôi, trong một kịch bản của ngày tận thế.
Nghiên cứu chỉ ra rằng, sự sống có thể tồn tại dưới bất kỳ h́nh thức nào. “Dường như một khi sự sống xuất hiện th́ rất khó để xóa sổ hoàn toàn”, Tiến sĩ David Sloan nói.
“Nhiều sinh vật sẽ tuyệt chủng, nhưng sự sống sẽ vẫn tiếp diễn. Nếu như bọ gấu nước vẫn c̣n sống được th́ biết đâu đó trên sao Hỏa vẫn có sự sống”, ông Solan chia sẻ.
Một dạng sống như bọ gấu nước có thể tồn tại ở những khu vực khác trong vũ trụ, nơi mà c̣n người chưa biết đến. “Chúng ta sẽ vẫn phải tiếp tục t́m kiếm sự sống ngoài Trái đất”.
Nghiên cứu mới được công bố trên Tạp chí Nature.
Therealtz © VietBF