Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in là một người ôn ḥa. Ông không muốn v́ THAAD mà mất đi t́nh cảm với các nước láng giềng, nhất là Trung Quốc. Nhưng Hàn Quốc không thể từ bỏ THAAD, v́ sao vậy?
"Diễn đàn Đông Á” số mới ra có bài viết cho rằng Hệ thống pḥng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) không dễ dàng bị đảo ngược dưới thời Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in.
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in tại cuộc họp báo ở Washington, DC ngày 30/6. Ảnh: AFP/TTXVN
Về lư thuyết, THAAD không chỉ giúp tăng cường an ninh cho Hàn Quốc, mà nó c̣n nằm trong hệ thống pḥng thủ tên lửa đạn đạo theo chính sách an ninh của Mỹ ở châu Á-Thái B́nh Dương. Hệ thống này của Mỹ gồm hệ thống đánh chặn tên lửa Patriot, THAAD, hệ thống radar, radar tia X trên biển và chiến hạm Aegis.
Theo phân tích của các chuyên gia quân sự, Mỹ ở vị trí hai đầu lục địa Á-Âu thông qua việc kết nối các lực lượng pḥng không và pḥng thủ tên lửa này. Chính v́ lẽ đó mà ngay từ khi Mỹ và Hàn Quốc bàn bạc để triển khai th́ THAAD đă vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của CHDCND Triều Tiên, Trung Quốc và Nga.
Nhiều người c̣n lo ngại THAAD sẽ làm nảy sinh thêm các mâu thuẫn mới ở khu vực Đông Bắc Á. Đến nay, Chính quyền Bắc Kinh vẫn cho rằng THAAD ngăn chặn và làm giảm hiệu quả của các vũ khí mà họ triển khai.
C̣n Nga tuyên bố THAAD tại Hàn Quốc sẽ khiến t́nh h́nh trên Bán đảo Triều Tiên lâm vào thế bế tắc, cũng như tạo cho Washington thế bao vây Nga từ cả phía Đông lẫn phía Tây và có thể phá vỡ sự cân bằng chiến lược.
Kể từ khi Hàn Quốc quyết định triển khai THAAD năm 2016, quan hệ giữa Trung Quốc và Hàn Quốc đă trở nên căng thẳng. Bắc Kinh đă áp đặt những lệnh trừng phạt kinh tế không chính thức và gây áp lực ngoại giao lên Seoul với hy vọng nước này sẽ rút khỏi THAAD.
Trung Quốc cho rằng việc triển khai THAAD trên Bán đảo Triều Tiên sẽ làm suy yếu khả năng răn đe của nước này chống lại các cường quốc bên ngoài, đặc biệt là Mỹ.
Tháng 5/2017, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in yêu cầu mở một cuộc điều tra về sự xuất hiện không báo trước của 4 bệ phóng THAAD tại Hàn Quốc, làm dấy lên những nghi ngờ về quan điểm của chính phủ về hệ thống pḥng thủ gây tranh căi này.
Có nhiều lư do khiến Hàn Quốc không dễ dàng rút khỏi THAAD. Ảnh minh họa: Reuters
Tuy nhiên, có ít nhất 3 lư do khiến Hàn Quốc sẽ không dễ dàng rút khỏi THAAD:
Thứ nhất là mối quan hệ của Hàn Quốc với Mỹ. THAAD đă trở thành một phép thử mới của quan hệ liên minh Mỹ-Hàn Quốc. Mặc dù Tổng thống Moon Jae-in nói rằng ông muốn nói “không” với Mỹ, nhưng THAAD có thể là vấn đề cuối cùng trong danh sách đó.
Thứ hai là bộ máy quan liêu trong Chính quyền của ông Moon Jae-in ủng hộ THAAD. Ông Moon Jae-in sẽ phải làm việc thông qua những bộ máy quan liêu khác nhau của Hàn Quốc - đặc biệt là trong quân đội - để điều hành chính quyền một cách hiệu quả. Việc rút khỏi THAAD có thể làm hỏng mối quan hệ của ông với các nhân vật trong các bộ máy quan liêu và do đó làm hỏng hoạt động hiệu quả chính quyền của ông.
Thứ ba là uy tín và danh tiếng có thể tổn hại. Việc triển khai THAAD không phải là miễn phí. Mỹ đă đồng ư chi trả thiết bị, bảo tŕ và chi phí hoạt động cho THAAD. Nếu rút khỏi hệ thống này, ông Moon Jae-in có thể sẽ khiến Hàn Quốc mất một số tiền rất lớn v́ vi phạm thỏa thuận với Mỹ. Uy tín của Hàn Quốc cũng bị thiệt hại trong việc đối phó với mối đe dọa Triều Tiên.
Hơn nữa, việc thay đổi một chính sách khó hơn so với việc gắn bó với chính sách hiện tại v́ sẽ tạo ra nhiều rủi ro hơn. Ông Moon Jae-in chỉ mới được bầu làm Tổng thống và vẫn c̣n uy tín cao. Các nhà lănh đạo quốc tế thường ít có khả năng chấp nhận rủi ro khi họ đang ở trong một t́nh huống thuận lợi, v́ vậy việc rút khỏi THAAD là một quyết định mạo hiểm và không có lư do ǵ để ông Moon Jae-in làm điều đó.
Những áp lực về kinh tế và ngoại giao căng thẳng của Trung Quốc cũng có thể đóng một vai tṛ phản tác dụng trong việc thay đổi chính sách của Hàn Quốc.
Ở đây, chủ nghĩa dân tộc được đề cao. Vấn đề THAAD ở Hàn Quốc liên quan đến cảm xúc và tự hào dân tộc. Nếu Ông Moon Jae-in được đặt trong một t́nh huống có nguy cơ cao hơn do những thay đổi trong nước hoặc quốc tế, ông có thể sẵn sàng thay đổi chính sách về THAAD.
Tuy nhiên, nếu không có một sự thay đổi trong chính sách, Trung Quốc và Nga sẽ phản ứng như thế nào? Họ sẽ không có lựa chọn nào khác ngoài việc triển khai một số hệ thống tên lửa và radar để khôi phục thế cân bằng quân sự trên Bán đảo Triều Tiên. Điều này có thể dẫn đến một cuộc chạy đua vũ trang ở khu vực Đông Bắc Á.
Không có lựa chọn dễ dàng cho ông Moon Jae-in vào thời điểm này. Trong khi ông Moon Jae-in vẫn c̣n trong thời kỳ "trăng mật" với chính quyền của ḿnh, ông có thể sẽ không chấp nhận những rủi ro từ việc thay đổi chính sách về THAAD.