Cuộc khủng hoảng ở Triều Tiên có vẻ đang leo thang gần đến đỉnh điểm. Mỹ đang sắp xếp để mở ra một cuộc chiến với Triều Tiên. Tuy nhiên, Nga và Trung Quốc lại một mực bênh Triều Tiên và không muốn Mỹ dùng biện pháp quân sự.
Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc Vladimir Safronkov (trái) và người đồng cấp Trung Quốc Liu Jieyi
"Trung Quốc luôn kiên quyết phản đối hỗn loạn và xung đột trên bán đảo Triều Tiên. Biện pháp quân sự không phải là một lựa chọn trong vấn đề này", AFP dẫn lời Liu Jieyi, đại sứ Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc, phát biểu trong phiên họp khẩn Hội đồng Bảo an ngày 5/7.
Ông Liu nói các bên liên quan cần kiềm chế, tránh có hành động khiêu khích, thể hiện thiện chí đối thoại vô điều kiện và phối hợp tích cực để xoa dịu căng thẳng. Ông kêu gọi dừng việc triển khai hệ thống pḥng thủ tên lửa THAAD của Mỹ tại Hàn Quốc.
Trước đó, đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc Vladimir Safronkov cũng loại trừ việc dùng biện pháp quân sự để giải quyết rắc rối trên bán đảo Triều Tiên. "Chúng tôi bày tỏ sự ủng hộ với quan điểm Triều Tiên và Hàn Quốc tham gia đối thoại và tham vấn", ông Safronkov cho biết.
Theo Safronkov, thắt chặt kinh tế với Triều Tiên là "không thể chấp nhận được" và những biện pháp này không giải quyết t́nh h́nh.
B́nh luận trên được đưa ra sau khi Mỹ cảnh báo sẵn sàng dùng vũ lực, "nếu buộc phải", để dừng chương tŕnh hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên. Triều Tiên hôm 4/7 phóng thử tên lửa Hwasong-14 ra biển Nhật Bản. Tên lửa bay cao 2.802 km, xa 933 km. Theo giới chuyên gia, nếu phóng với góc chuẩn, Hwasong-14 có tầm bắn lên tới 6.700 km, được xếp vào hàng ICBM.
Các cơ quan t́nh báo Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản đều kết luận đây là "cột mốc đáng sợ" trong chương tŕnh tên lửa đạn đạo mà Triều Tiên đạt được sớm hơn nhiều năm so với ước tính của họ.