Vietbf.com - Trước khi Hồng Kông chưa trao trả cho Trung Quốc th́ nền kinh tế Hồng Kông đứng đầu trong bốn "Con Rồng Châu Á", cùng với Hàn Quốc, Singapore và Đài Loan, nhưng sau khi Hồng Kông về với Trung Quốc th́ chắn chắc Hồng Kông đă đánh mất vị thế "Rồng Vàng" số 1 châu Á.
Các quân nhân Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) thượng quốc kỳ Trung Quốc tại Lễ trao trả Hồng Kông ngày 1/7/1997 (Ảnh: Reuters)
Đài truyền h́nh Hồng Kông ngày 23/6, tiếp đó Tân Hoa Xă ngày 25/6 đưa tin Chủ tịch Tập Cận B́nh và phu nhân Bành Lệ Viên thăm Hồng Kông từ ngày 29/6 tới 1/7 để thị sát t́nh h́nh và tham dự Lễ kỉ niệm 20 năm ngày Trung Quốc thu hồi chủ quyền Hồng Kông (1997–2017).
Dư luận cho rằng đây sẽ là một động lực thúc đẩy Hồng Kông lấy lại danh hiệu “Con Rồng châu Á” sau nhiều năm tụt hậu.
20 năm từ khi thu hồi chủ quyền Hồng Kông ngày 1/7/1997, nhiều lănh đạo Trung Quốc đă tới thăm đặc khu, như Chủ tịch Hồ Cẩm Đào năm 2007, Phó Chủ tịch nước Tập Cận B́nh năm 2008, Phó Thủ tướng Lư Khắc Cường năm 2011… Tuy nhiên, 20 năm qua, Hồng Kông đă tụt hậu so với 3 con Rồng châu Á khác. Làm thế nào thúc đẩy Hồng Kông đi lên là vấn đề lănh đạo Trung Quốc rất quan tâm.
"Con Rồng" số 1 châu Á
Hồng Kông vùng lănh thổ nhỏ ở phía đông-nam Châu Á có diện tích 1.106 Km2, hiện dân số khoảng 7 triệu người.
Cách đây hơn một thế kỷ Hồng Kông chỉ là xóm chài lưới nghèo nàn. Năm 1898, triều đ́nh Thanh cho nước Anh thuê Hồng Kông 100 năm, tới năm 1997 Trung Quốc thu hồi chủ quyền.
Hơn 100 năm dưới sự quản lư của nước Anh, từ xóm chài lưới nghèo nàn Hồng Kông đă phát triển mạnh mẽ và trở thành thực thể kinh tế nổi tiếng thế giới về tất cả các mặt. Hồng Kông được coi là trung tâm tài chính quốc tế với hơn 80 chi nhánh Ngân hàng nổi tiếng thế giới có trụ sở tại đây.
Sự biến động của chỉ số Hang Seng Hồng Kông được coi là chiếc hàn thử biểu phản ánh sự biến động của kinh tế trong khu vực và thế giới.
Hồng Kông được mệnh danh là “thiên đường mua sắm thế giới”, là “kinh tế thị trường tự do cạnh tranh nhất thế giới”. Đầu thập niên 1990, kinh tế Hồng Kông từng được vinh danh đứng đầu bốn “Con Rồng châu Á” cùng Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore…
Nhưng sau 20 năm Hồng Kông trở về với Trung Quốc (1997 – 2017), "con Rồng vàng Hồng Kông thành Rồng đen" thua xa 3 con rồng khác.
Nguyên nhân nào làm Hồng Kông tụt hậu?
Các học giả Hồng Kông và thế giới cho rằng có một số nguyên nhân chủ yếu sau:
Một là, hơn 100 năm dưới sự cai quản của Anh, Hồng Kông đã hình thành và xây dựng được một một cơ chế kinh tế tiên tiến bậc nhất mang nhiều đặc điểm của các nước phát triển hàng đầu thế giới.
Nhưng sau khi thu hồi, Trung ương đã áp đặt cho Hồng Kông một cơ chế của nền kinh tế đang phát triển của Trung Quốc Đại lục. Bởi vậy, nó chẳng những không thích hợp, trái lại c̣n kìm hãm và kéo lùi sự phát triển của Hồng Kông. Đây là nguyên nhân đầu tiên quan trọng làm kinh tế Hồng Kông tụt hậu trong 20 năm qua.
Thủ tướng Anh Margaret Thatcher và đồng cấp Trung Quốc Triệu Tử Dương kư Tuyên bố chung Anh-Trung Quốc năm 1984 về vấn đề trao trả Hồng Kông (Ảnh: AP)
Hai là, phương châm "Một nước hai chế độ, Người Hồng Kông cai quản Hồng Kông" giữ nguyên 50 năm, đă có những thay đổi.
Ư tưởng "Một nước hai chế độ" được lănh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu B́nh lần đầu tiên đưa ra vào năm 1978 khi ông thăm Nhật Bản và đề cập giải pháp "thống nhất Đài Loan với Đại lục".
Trong chuyến thăm Trung Quốc năm 1982, khi bà Thủ tướng Anh Margaret Thatcher thảo luận vấn đề Hồng Kông, ông Đặng đề xuất áp dụng phương châm này cho Hồng Kông, đồng thời cam kết để "Người Hồng Kông tự cai quản Hồng Kông" và "giữ nguyên thể chế trong 50 năm".
Phương châm này được ghi trong Tuyên bố chung Anh-Trung năm 1984, và nước Anh trao trả chủ quyền Hồng Kông năm 1997.
Nhưng sau khi thu hồi và đưa Hồng Kông thành đặc khu hành chính, chính phủ Trung Quốc đă thúc đẩy mạnh chính sách "một nước", nghĩa là những cơ chế của Trung Quốc đều áp đặt cho Hồng Kông.
Nguyên nhân bởi Bắc Kinh cho rằng Mỹ đang thực hiện âm mưu đưa cuộc "Cách mạng màu từ châu Âu sang Hồng Kông", biến Hồng Kông trở thành "Căn cứ lơm" của thế lực quốc tế chống Trung Quốc. Bởi vậy, nếu trung ương không định hướng, nhất là chức Trưởng đặc khu th́ Hồng Kông sẽ biến dạng và bị "cách mạng màu" thôn tính.
Mingpao, một trong những tờ báo lâu đời ở Hồng Kông, ngày 1/9/2014 cảnh báo t́nh trạng dư luận Hồng Kông không hài ḷng với các chính sách từ Bắc Kinh. Tờ này cho rằng đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới kinh tế ngày càng sa sút.
"Tăng trưởng GDP của Hồng Kông trước đây từ 6-7%, nhưng nay chỉ đạt 2%. Hồng Kông đă bị 3 Con Rồng châu Á trước đây bỏ xa, thậm chí c̣n thua kém cả Đại lục Trung Quốc," Mingpao b́nh luận.
Tờ báo cho rằng trong hơn 30 năm qua kinh tế Trung Quốc phát triển nhanh chóng do cải cách và mở cửa, trong đó Hồng Kông là một cửa sổ quan trọng đóng góp cho thành tích này.
Trái lại, từ năm 1998, tức là sau khi Trung Quốc thu hồi chủ quyền vào tháng 7/1997 tới nay, kinh tế Hồng Kông bị sụt giảm. Những kỳ tích của Hồng Kông trước đây bị tàn lụi, bị loại khỏi danh sách "4 Con Rồng Châu Á". Hồng Kông "từ Rồng Vàng thành Rồng Đen".
Thậm chí Hồng Kông không c̣n là "Thiên đường mua sắm thế giới", mà trở thành "trung tâm hàng giả hàng nhái thế giới" - theo đánh giá của hăng 7News (Australia) vào tháng 4/2016.
Cảnh sát Châu Âu hồi giữa tháng 6/2017 vừa công bố báo cáo dài 74 trang về t́nh trạng hàng giả có xuất xứ từ Hồng Kông sang Châu Âu, như năm 2015 chiếm tới 86%, trị giá tới 397 tỉ USD.
Ba là, vai tṛ của Trưởng đặc khu bị lu mờ, tín nhiệm không cao.
Báo chí Hồng Kông cho biết, 3 Trưởng đặc khu từ sau khi Hồng Kông trở về đại lục, gồm Đổng Kiến Hoa, Tăng Âm Quyền và Lương Chấn Anh, chưa giải quyết được những mâu thuẫn cố hữu của Hồng Kông, như mối quan hệ với chính phủ trung ương, quan hệ với các nước lớn, quan hệ trong nội bộ…
Kết quả thăm dò dư luận của Viện nghiên cứu Châu Á-Thái Bình Dương đầu năm 2014 cho thấy tỉ lệ người dân không tin tưởng vào Trưởng đặc khu chiếm 37%. Kết quả thăm ḍ của Trường Đại học Hồng Kông tiến hành vào trung tuần tháng 6/2014 cho thấy 44% dân chúng không tin vào Trưởng đặc khu, mức cao nhất từ trước tới nay.
Triển vọng Hồng Kông sau chuyến thăm của ông Tập
Dân chúng Hồng Kông hy vọng bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga, người được dư luận tín nhiệm cao và vừa nhậm chức Trưởng đặc khu sáng nay, 1/7, sẽ đưa Hồng Kông trở lại quỹ đạo phát triển lành mạnh. Bà Lâm cũng được Chủ tịch Tập Cận B́nh đánh giá cao.
Ngày 23/6 khi trả lời Hăng CNN, bà thừa nhận dư luận Hồng Kông thực sự lo ngại phương châm "Một nước hai chế độ" đang bị tổn thương, bởi lẽ trước đây việc sắp xếp nhân sự có vấn đề. Trước đó khi trả lời báo chí Hồng Kông ngày 21/6, bà phàn nàn một số người phụ trách ban ngành có ư kiến trái với chỉ thị của ông Tập về sắp xếp nhân sự.
Báo chí Hồng Kông ngày 27/3/2017 cho rằng tuy rằng Hồng Kông vẫn đứng trước nhiều thách thức. như: Làm thế nào lấy lại được tín nhiệm của dân chúng đặc khu? Làm thế nào giải quyết được mâu thuẫn đang nổi lên trong các tầng lớp dân chúng? Làm thế nào bảo vệ được giá trị cơ bản của Hồng Kông? Làm thế nào xây dựng được niềm tin với trung ương và thực hiện được phương châm “Một nước hai chế độ, Người Hồng Kông cai quản Hồng Kông”… Nhưng bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga - với sự ủng hộ của cả trung ương và địa phương - có khả năng từng bước tháo gỡ được vấn đề và đưa đặc khu phát triển ổn định, đi lên.
Hồng Kông được kỳ vọng có luồng sinh khí mới sau chuyến thăm của ông Tập./.