Trước khi Thượng viện Mỹ ra quyết định trừng phạt Nga, các đồng minh của Mỹ tại châu Âu đă không muốn điều đó xảy ra. Các nước NATO sẽ bị thiệt hại lớn do chính sách cấm vận của Mỹ với Nga- cường quốc châu Âu. Nóng mặt, EU khẳng định cần phải có sự hợp tác với Mỹ về các biện pháp trừng phạt Nga mới bởi nó tập trung vào sự sống c̣n của người dân châu Âu.
Reuters hôm 16/6 thông tin, các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với Nga sau khi Thượng viện Mỹ thông qua dự luật đang khiến các nước châu Âu quan ngại, đặc biệt là Đức.
Liên minh châu Âu (EU) đă nhấn mạnh tới sự cần thiết trong việc hợp tác với Washington sau khi Thượng viện Mỹ thông qua dự luật áp đặt trừng phạt nhằm vào đường ống dẫn khí đốt Nord Stream của Moscow dẫn tới châu Âu.
Mỹ quyết định tách đàn xẻ nghé Nord Stream sau khi trừng phạt làm Nga khỏe hơn.
Một phát ngôn của Hội đồng châu Âu cho biết: “Điều quan trọng để đưa ra các biện pháp mới là sự hợp tác giữa các đối tác quốc tế để đảm bảo tầm ảnh hưởng quốc tế của các biện pháp này cũng như duy tŕ sự đoàn kết giữa các đối tác trong vấn đề trừng phạt".
Ngày 14/6, Thượng viện Mỹ đă thông qua các biện pháp trừng phạt Nga do cáo buộc nước này can dự vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016, cũng như tham gia vào hai cuộc chiến ở Ukraine và Syria.
Lệnh trừng phạt mới là thông điệp khá mạnh mẽ khi nhằm vào đường ống dẫn khí đốt Nord Stream của Moscow dẫn tới châu Âu, khiến Đức và Áo đặc biệt lo ngại, cho rằng việc Mỹ siết trừng phạt Nga như vậy báo hiệu cho một “chất lượng mới và rất tiêu cực trong quan hệ châu Âu- Mỹ”.
Thủ tướng Đức Angela Merkel cho rằng, các lệnh trừng phạt mới này có thể dẫn tới việc xử phạt các công ty châu Âu liên quan một số dự án năng lượng của Nga như: Shell, Engie, OMV.
Trong một tuyên bố chung mang tính chất phản đối từ Đức và Áo tới Mỹ có đoạn: "Nguồn cung năng lượng của châu Âu là một vấn đề đối với châu Âu, chứ không phải đối với Mỹ... Chúng tôi không thể chấp nhận… nguy cơ từ lệnh trừng phạt bất hợp pháp của nước khác nhằm vào các công ty châu Âu tham gia vào việc phát triển nguồn cung năng lượng của châu Âu”.
Bởi đường ống Nord Stream 2 đi xuyên biển Baltic được dự kiến sẽ tăng gấp đôi công suất cung cấp khí đốt từ tập đoàn quốc doanh Gazprom của Nga cho châu Âu.
Tuyên bố của Đức và Áo cáo buộc rằng Mỹ đang t́m cách tăng xuất khẩu khí hóa lỏng đầu tiên sang châu Âu là tới Ba Lan và xem đường ống Nord Stream 2 là một đối thủ.
“Mục đích ở đây là đảm bảo việc làm trong ngành dầu khí ở Mỹ. Nhưng việc ai cung cấp năng lượng cho chúng tôi và chúng tôi quyết định như thế nào là tùy thuộc vào các nguyên tắc cởi mở và thị trường cạnh tranh”, tuyên bố viết.
Trong tuyên bố chung, Ngoại trưởng Đức Gabriel và Thủ tướng Áo Kern cũng cho biết không chấp nhận các lệnh trừng phạt "vượt lănh thổ," cho rằng việc này vi phạm luật quốc tế.
Người phát ngôn của Chính phủ Đức, Steffen Seibert ngày 16/6 cho biết Thủ tướng Angela Merkel gọi động thái của Thượng viện Mỹ là "lạ lùng" và "kỳ quặc".
Bởi các biện pháp nhằm trừng phạt Nga với cáo buộc Moscow can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ nhưng lại dẫn tới việc phạt các công ty của châu Âu.
Rơ ràng, điều này là nhằm vào nền kinh tế châu Âu và đáng lẽ kết cục như vậy không được xảy ra. Ông Seibert đồng thời nêu rơ Đức "phản đối các biện pháp trùng phạt gây những hệ quả vượt lănh thổ, tức là ảnh hưởng đến các nước thứ ba."
Mỹ sẽ nhảy vào châu Âu để xuất khẩu năng lượng.
Dự luật nói trên của Thượng Viện sẽ được chuyển qua Hạ Viện để thông qua, tuy nhiên Tổng thống Donald Trump có quyền phủ quyết.
Giới quan sát cho rằng, ít có khả năng ông Donald Trump từ bỏ quyết định trừng phạt này bởi ông đang ở giữa tâm điểm dư luận được cho là chống lại các biện pháp pháp lư.
Ngoài ra, kỳ vọng một thị trường xuất khẩu khí hóa lỏng của Mỹ cũng sẽ là điều khiến ông Trump có thể xúc tiến và buộc phải chấp nhận các biện pháp trừng phạt với công ty năng lượng Nga để bán được hàng.
Sau khi xuất khẩu lô khí hóa lỏng đầu tiên sang Ba Lan vào tuần trước, chính quyền ông Donald Trump ca tụng đường xuất khẩu này sẽ “hỗ trợ việc làm ở Mỹ, giảm giá năng lượng cho các đối tác nước ngoài, và đóng góp vào an ninh năng lượng của châu Âu bằng một nhà cung cấp đáng tin cậy, với mức giá dựa trên thị trường”.
Trong khi đó, phản ứng trước dự luật mới của Washington về các biện pháp trừng phạt với Nga, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết Nga nh́n nhận "hết sức tiêu cực" và có thể gây phương hại các nước khác.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đă lên tiếng phản bác thẳng thừng lệnh trừng phạt mới của Mỹ. “Giờ th́ chúng tôi đă biết một dự luật trừng phạt mới đă xuất hiện ở Thượng viện Mỹ. Tại sao vậy? Dĩ nhiên, đây là một dấu hiệu cho thấy cuộc đấu đá chính trị nội bộ tiếp diễn ở Mỹ”.