Thế giới rất lo lắng đến khủng hoảng ngoại giao vùng Vịnh. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ và Ngoại trưởng Mỹ cùng có động thái xoa dịu căng thẳng ngoại giao xoay quanh Qatar.Trong khi đó chính Mỹ mới là người được hưởng lợi: Thành công thương vụ bán 36 chiến đấu cơ trị giá 12 tỉ USD.
Bloomberg hôm 14/6 dẫn lời người phát ngôn Lầu Năm Góc - Trung tá Roger Cabiness cho biết trong chuyến thăm Qatar và gặp gỡ người đồng cấp Khalid al-Attiyah, Bộ trưởng Quốc pḥng James Mattis đă thảo luận thành công về thương vụ mua bán 36 chiến đấu F-15 trị giá 12 tỉ USD.
"Hợp đồng trị giá 12 tỷ USD sẽ trao cho Qatar năng lực ở mức cao nhất, tăng cường hợp tác an ninh và liên kết quân sự giữa Mỹ và Qatar" - Trung tá Roger Cabiness nói.
Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ và người đồng cấp Qatar thống nhất thương vụ mua vũ khí 12 tỉ USD.
Trung tá Cabiness khẳng định hai vị Bộ trưởng Quốc pḥng cũng thảo luận về những lợi ích an ninh chung như cuộc chiến chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng và việc xuống thang căng thẳng giữa các bên tại vùng Vịnh.
Trong khi đó, Bộ Quốc pḥng Qatar hôm 14/6 cũng ra thông cáo hoan nghênh thỏa thuận mua máy bay F-15 với Mỹ.
"Thỏa thuận này cho thấy cam kết lâu dài của Qatar trong việc hợp tác với những người bạn và đồng minh ở Mỹ" - thông cáo có đoạn.
Bộ trưởng Quốc pḥng al-Attiyah cũng ca ngợi quan hệ giữa Mỹ và Qatar, nói rằng hai nước đă "củng cố vững chắc hợp tác quân sự bằng việc kề vai sát cánh chiến đấu trong nhiều năm nhằm tiêu diệt chủ nghĩa khủng bố".
Thỏa thuận trên chính xác là "một bước tiến nữa trong việc thúc đẩy quan hệ quốc pḥng mang tính chiến lược và hợp tác với Mỹ".
Defense News cho biết, thương vụ mua bán này ban đầu được công bố là trị giá 21,1 tỉ USD cho 72 chiếc máy bay phản lực Mỹ. Tuy nhiên, theo các thông tin được công bố, rơ ràng là giá trị của thỏa thuận đă bị giảm xuống một nửa.
Không chỉ bán vũ khí cho Qatar, cùng ngày cuộc gặp mặt của hai Bộ trưởng Quốc pḥng diễn ra, hai tàu quân sự Mỹ cũng tham gia cuộc tập trận chung với những tàu hải quân Qatar.
Các tàu Mỹ, theo như tuyên bố của Bộ Quốc pḥng Qatar đă tới cảng Hamad ở phía nam của Doha để tham gia vào cuộc tập trận chung.
Chưa có thông tin nào được cung cấp từ cả hai bên nói về cuộc tập trận chung này được lên kế hoạch từ trước khi các nước vùng Vịnh cô lập Qatar hay mới được khởi xướng khi Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ có chuyến thăm Doha nhằm thể hiện sự ủng hộ với quốc gia bị cô lập này.
Dẫu vậy, thương vụ 12 tỉ USD chiến đấu cơ và cuộc tập trận chung với Qatar đă cho thấy rơ ràng nhất vị trí đầy phức tạp của chính quyền ông Donald Trump trong việc cân bằng quan hệ ở vùng Vịnh.
Mỹ buôn vũ khí ở vùng Vịnh
Thương vụ mới được kư kết giữa Mỹ và Qatar diễn ra chỉ vài ngày sau khi Quốc hội Mỹ bỏ phiếu tán thành việc bán vũ khí cho Arabia Saudi.
Mỹ bán F-15 cho Qatar, trao bom dẫn đường, xe tăng cho Arabia Saudi.
Thương vụ của Mỹ và Arabia Saudi là bom dẫn đường có trị giá 500 triệu USD. Đây chỉ là một phần nhỏ của gói vũ khí khổng lồ trị giá 110 tỉ USD gồm xe tăng M1, trực thăng Chinook và Black Hawk mà ông Donald Trump cam kết trong chuyến thăm Arabia Saudi vừa qua.
Trong khi giới chức Mỹ thường xuyên kêu gọi giảm căng thẳng ở vùng Vịnh cũng như khẳng định sẽ là bên thứ 3 hỗ trợ các biện pháp ngoại giao giữa gần 10 nước Trung Đông và Qatar, các thỏa thuận vũ khí của Mỹ ở thời điểm này dường như đi ngược lại với những ǵ họ đang tuyên bố.
Rơ ràng, khi bán khiên cho Qatar th́ Mỹ cũng thông qua quyết định bán giáo cho Arabia Saudi.
Một phần của chính sách ngoại giao Mỹ cho thấy Washington rất nôn nóng với t́nh h́nh căng thẳng ở vùng Vịnh và là bên sốt sắng các biện pháp hạ nhiệt trong đó đặc biệt nhấn mạnh tới biện pháp ngoại giao.
Mỹ đương nhiên không kêu gọi chiến tranh hay t́m kiếm một giải pháp quân sự nào ở vùng Vịnh. Việc tiếp cận cô lập Qatar bằng biện pháp ngoại giao đang cho thấy Mỹ có nhiều lợi ích hơn, vừa bán được vũ khí, lại không mang tiếng "kích hoạt chiến tranh".